Lời tiên tri: năm 2012 Việt Nam có nhiều phát minh, tiến bộ về quân sự
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Việt Nam chế tạo máy ngắm cho pháo Mỹ
Trước tình hình bộ phận máy ngắm M21A1 trên pháo xe kéo 105mm bị hư hỏng nhiều, các cán bộ nhà máy Z133 đã tiến hành nghiên cứu cải tiến thành công thiết bị này. Máy ngắm hướng M21A1 là bộ phận quan trọng trong hệ thống ngắm của pháo 105mm. Máy ngắm hướng dùng để lắp kính ngắm gián tiếp, lấy góc hướng và phần tử bắn gián tiếp cho pháo.
Qua quá trình khai thác, sử dụng, hiện nay số lượng cụm máy ngắm hướng M21A1 của pháo 105mm bị hư hỏng là khá lớn. Các đơn vị không có chi tiết dự phòng để thay thế nên ảnh hưởng đến tính đồng bộ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của pháo.
Việc nghiên cứu chế tạo cụm máy ngắm hướng cũng chưa đạt được nhiều kết quả tích cực vì chi tiết có kết cấu phức tạp, yêu cầu độ chính xác cao.
Đặc biệt, hệ thống đo lường của máy ngắm M21A1 sử dụng đơn vị theo tiêu chuẩn Ansi (tiêu chuẩn của Anh, Mỹ) mà không dùng hệ mét như nước ta.
Hơn nữa, tất cả các mối lắp ghép của cụm máy ngắm đều sử dụng ren hệ Anh… nên việc nghiên cứu thiết kế gặp khó khăn.
Pháo 105mm trong đợt diễn tập bắn đạn thật. Đáp ứng nhu cầu sửa chữa, thay thế máy ngắm hướng, các cán bộ, kỹ sư Nhà máy Z133 (Tổng cục Kỹ thuật) đã nghiên cứu cải tiến thành công cụm máy ngắm hướng M21A1. Việc cải tiến được thực hiện theo hướng chuyển toàn bộ các lắp ghép ren từ hệ Anh sang hệ mét; các lắp ghép vòng bi theo tiêu chuẩn Ansi sang hệ GOST và SKF thông dụng; các bộ truyền trục vít, bánh vít được thiết kế phù hợp với điều kiện trang bị và công nghệ hiện có ở nước ta.
Ngoài ra, các tác giả còn cải tiến cụm cốc kính ngắm lắp kính ngắm gián tiếp M12A2 để có thể lắp được kính ngắm gián tiếp PG của Nga và kính ngắm PG do Việt Nam sản xuất mà vẫn bảo đảm được các yêu cầu kỹ, chiến thuật của máy ngắm...
Đến nay, Nhà máy Z133 đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ chế tạo máy ngắm hướng từ khâu tạo phôi đến gia công các chi tiết, cụm chi tiết; tổng lắp, hiệu chỉnh trên pháo…
Sản phẩm máy ngắm hướng cải tiến (ký hiệu M21A1CT) đã được chế tạo, thử nghiệm thành công và đã được sản xuất để đồng bộ cho các lô pháo 105mm sửa chữa lớn tại Nhà máy Z133, góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí, trang bị.
Theo báo Quân đội Nhân dân
------------------------------------------------------------
Việt Nam thay động cơ cho các xe quân sự
Trước tình hình các loại xe quân sự dùng động cơ xăng tiêu hao lượng nhiên liệu lớn, Viện kỹ thuật cơ giới đã tiến hành nghiên cứu cải tiển thay thế bằng động cơ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Quân đội ta đang quản lý số lượng lớn xe máy sử dụng động cơ xăng do Liên Xô (trước đây) và một số nước Đông Âu, Trung Quốc sản xuất. Các loại xe máy quân sự động cơ xăng biên chế trong quân đội theo các nhóm nhiệm vụ dự trữ, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và hoạt động thường xuyên.
Xe máy quân sự động cơ xăng khi hoạt động tiêu thụ lượng nhiên liệu rất lớn, trong khi giá xăng ngày càng nâng cao, yêu cầu chỉ tiêu, định mức tiết kiệm xăng dầu cấp bách hơn. Để khai thác hiệu quả các loại xe máy quân sự, tiết kiệm nhiên liệu, việc nghiên cứu diesel hóa các loại xe máy động cơ xăng trở nên rất cần thiết.
Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự được giao nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng quy trình công nghệ diesel hóa, thay thế các loại động cơ xăng của xe máy quân sự.
Yêu cầu đặt ra trong nghiên cứu thay thế động cơ xăng bằng động cơ sử dụng nhiên liệu diesel cho xe máy quân sự là tận dụng tối đa các bệ, khung xe cơ sở; xe máy hoạt động ổn định, tin cậy, giữ được các tính năng kỹ thuật, chiến thuật đã có, công suất hoạt động tương đương trở lên, đồng thời nâng cao tính tiện nghi và dễ khai thác, bảo đảm kỹ thuật thuận lợi.
Cano BMK-150 cùng các loại xe vận tải quân sự khác được thử nghiệm cải tiến động cơ.
Từ yêu cầu trên, các nhà khoa học Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu thiết kế cải tiến xe máy quân sự; khảo sát các loại xe máy hiện có; lựa chọn các phương án thay thế, lắp ráp động cơ diesel. Các nhà khoa học chú ý các đặc tính kỹ thuật khi lựa chọn động cơ mới, tính toán lắp đặt các cụm phụ trợ trong cấu hình và kích thước choán chỗ của động cơ.
Từ kết quả nghiên cứu, Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự ứng dụng nghiên cứu cải tiến, thay thế động cơ xăng bằng động cơ diesel cho nhiều loại xe máy quân sự. Các nhà khoa học của Viện còn phối hợp với Cục Xe-Máy (Tổng cục Kỹ thuật) nghiên cứu lắp ráp động cơ thế hệ mới chạy bằng nhiên liệu diesel công suất từ 100 đến 200 mã lực thay thế động cơ xăng của tàu cuốc phục vụ cho nhiệm vụ vận tải.
>> Lữ 971 thích nghi với chiến tranh hiện đại
Trên hướng nghiên cứu diesel hóa các loại xe cơ giới quân sự, Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự đã mở các đề tài nghiên cứu thiết kế, ứng dụng động cơ diesel của Liên bang Nga, Hàn Quốc lắp ráp thay thế động cơ xăng của xe ô tô URAL, ZIL-130, ZIL-131, GAZ-53, GAZ-66, xe PAZ chở quân…
Đến nay đã có hàng chục xe ô tô ZIL-130, ZIL-131 được diesel hóa và cải tiến đồng bộ, đưa vào trang bị. Các xe ô tô ZIL-130, ZIL-131 lắp động cơ diesel được sử dụng để vận chuyển, chuyên chở nước phục vụ các đơn vị thi công đường tuần tra biên giới rất hiệu quả.
Xe bọc thép chở quân BTR-152 sau cải tiến. Thực hiện nhiệm vụ Tổng cục Kỹ thuật giao, các nhà khoa học Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự triển khai nghiên cứu cải tiến, đồng bộ thành công thế hệ xe thiết giáp BTR-152. Đây là loại xe do Liên Xô viện trợ, qua nhiều năm hoạt động đã xuống cấp, việc bảo đảm kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. Viện đã nghiên cứu thiết kế, tính toán, lựa chọn loại động cơ diesel tương thích về đặc tính kỹ thuật, thay thế động cơ xăng của xe; cải tiến hệ thống lái (có trợ lực), khung, mui và nội thất của xe; phục hồi, cải tiến hệ thống bơm lốp tự động, lắp thêm đèn tín hiệu, còi và đèn ưu tiên. >> VN 'hồi sinh' xe thiết giáp chở quân BTR-152
Xe BTR-152 sau khi đã cải tiến có tính năng kỹ thuật, chiến thuật hơn hẳn, nhất là khả năng cơ động leo dốc, tăng tốc, chuyển hướng. Xe BTR-152 còn được lắp hệ thống điều hòa, làm mát và tiện nghi hơn, bảo đảm tốt khả năng chở quân cơ động đường dài.
Nghiên cứu thay thế động cơ diesel hóa cho các phương tiện, xe máy công binh là một trong những hướng ưu tiên của Quân đội ta. Binh chủng Công binh đã phối hợp với Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự nghiên cứu diesel hóa xe máy của bộ cầu nổi PMP. Ca-nô BMK-150M là thành phần quan trọng trong việc triển khai bộ phà PMP vượt sông, sử dụng động cơ xăng, hiện nay đã xuống cấp, công suất hạn chế. Cùng với sự tham gia tư vấn của Viện Kỹ thuật Hải quân, các nhà khoa học Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự đã nghiên cứu thiết kế, sử dụng động cơ diesel YC4F90-21 thay thế cho các động cơ xăng máy chính M70CPE. Động cơ diesel mới có tổng công suất hệ động lực lớn hơn, nhờ đó làm tăng vận tốc của ca-nô.
>> Việt Nam cải tiến thành công ca nô BMK-150
Qua thử nghiệm thực tế, ca-nô sử dụng động cơ diesel YC4F90-21 ưu điểm vượt trội, hoạt động tin cậy trong điều kiện khắc nghiệt. Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự hoàn thiện thiết kế, quy trình công nghệ và chuyển giao cho các nhà máy chế tạo, góp phần phục hồi các bộ cầu nổi PMP có trong trang bị của quân đội ta.
Trên cơ sở diesel hóa ca-nô BMK-150M, các nhà khoa học Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự tiếp tục triển khai diesel hóa các loại động cơ xăng của trang bị xe máy công binh, góp phần bảo đảm trang bị phục vụ huấn luyện, bảo đảm cơ động vượt sông của Quân đội ta. Theo báo Quân đội Nhân dân