III./ THỜI KỲ TIÊN THIÊN VÀ HẬU THIÊN
Như trên đã thấy, sự tương tác của Âm và Dương sinh ra giá trị mới là nguồn gốc phát triển của Vạn tượng. Vạn tượng được mô hình hoá bằng Tam tài, bao gồm ba thành phần là Âm, Dương và Chung. Thực ra những đại lượng này đều là những khái niệm hết sức định tính, xác định chính xác là điều không thể, nhưng để dễ hình dung ta cứ thử mô hình hoá nó bằng những số liệu như phần trình bày dưới đây nhằm tìm ra những quan hệ cơ bản nhất của chúng.
Giả sử rằng, trong Vạn tượng, lực lượng âm tương tác với lực lượng dương tạo ra giá trị mới là M. Giá trị mới M này bị các lực lượng Tam tài chiếm đoạt để phát triển.
Giả sử Chung chiếm M.c, khi ấy Âm và Dương chiếm M.(1- c), trong đó Âm chiếm M.a.(1- c), còn Dương chiếm M.(1- a)(1- c).
Ở đó: a, c là những hệ số dương ≤ 1.
+ Nếu a = 0, tức là Âm không thụ hưởng một chút nào giá trị mới M. Như vậy, hoặc là không có Âm, lúc đó giá trị mới không thể được tạo ra do không có tương tác âm dương, M = 0, hoặc là có Âm nhưng Âm không được thụ hưởng sẽ suy yếu còn Dương thụ hưởng hết giá trị mới sẽ quá thịnh. Sự mất quân bình, thái quá sẽ sảy ra, kết quả Vạn tượng bị phá huỷ và cũng không có giá trị mới nào được tạo ra: M = 0.
+ Nếu a = 1, lý luận tương tự như trên đối với Dương ta cũng thu được kết quả tương tự là M = 0.
+ Nếu 0 < a < 1, một giá trị mới M > 0 sẽ được tạo ra trong quá trình tương tác âm dương.
Biểu diễn giá trị mà các yếu tố của Tam tài chiếm đoạt trong giá trị mới M được tạo ra trong quá trình tương tác âm dương trên đồ thị ta thu được kết quả sau:
Trên đồ thị:
Đường qua V chỉ những giá trị mới được sinh ra do tương tác âm dương của các lực lượng trong Vạn tượng. Nó cực đại ở điểm V khi a = a*
Đường qua A biểu diễn những giá trị mới mà Âm chiếm đoạt đươc. Nó cực đại ở điểm A2 khi a = a2.
Đường qua D biểu diễn nhựng giá trị mới mà Dương chiếm đoạt đươc. Nó cực đại ở điểm A1 khi a = a1.
Đường qua C biểu diễn nhựng giá trị mới mà Chung chiếm đoạt đươc. Nó cực đại ở điểm C khi a = a*.
Qua đồ thị, ta nhận thấy:
- Trong giai đoạn a = 0 --- > a1: Khi âm mới sinh và phát triển (a nhỏ) giá trị mới mà các lực lượng Chung, Âm, Dương chiếm đoạt được và cả trong Vạn tượng đều đồng biến theo a, hay lợi ích của mọi lực lượng trong Vạn tượng là thống nhất, không mâu thuẫn với nhau. Mọi lực lượng trong Vạn tượng đều hỗ trợ thuận lợi cho Âm tăng trưởng và chúng cũng nhanh chóng phát triển theo do được thụ hưởng những giá trị mới được tạo ra trong sự tương tác âm dương. Tương tác âm dương thuận lợi, giá trị mới được tạo ra với tốc độ cao thể hiện qua độ nghiêng đi lên lớn của đoạn 0V1. Âm mới sinh ra có tốc độ phát triển còn chậm nhưng tăng lên rất nhanh thể hiện qua độ lõm của đồ thị a ở giai đoạn này. Vai trò của các lực lượng Dương trong Vạn tượng lớn hơn so với các lực lượng Chung và Âm, thể hiện ở độ cao đồ thị 0D1 so với 0A1, 0C1. Quan hệ của các lực lượng trong vạn tượng là tương sinh. Giai đoạn này gọi là TIÊN THIÊN.
- Trong giai đoạn a = a1 --- > a*: ta nhận thấy, đồ thị A, C và V còn đồng biến, trong khi đồ thị C nghịch biến theo a. Các lực lượng trong Vạn tượng không còn thống nhất nhau như giai đoạn Tiên thiên nữa, mâu thuẫn đã bắt đầu xuất hiện và phát triển.
Mâu thuẫn ở đây trước hết là nâu thuẫn giữa Âm và Dương là hai lực lượng chính, cơ bản nhất của Vạn tượng thể hiên ở hai chiều đồng biến của A và nghịch biến của D, đó là mâu thuẫn trong lợi ích, hay sự chiếm đoạt giá trị mới được tạo ra trong sự tương tác giữa chúng. Do đó, trong giai đạn này quan hệ Âm Dương là tương khắc. Bản chất của mâu thuẫn chính là ở chỗ: khi Âm tăng quá mạnh làm tăng nhanh giá trị mới M đồng thời khả năng chiếm đoạt M cũng tăng lên nhanh hơn dẫn đến phương hại đến sự thụ hưởng giá trị mới của Dương (đồ thị D nghịch biền). Điều này làm xuất hiện hiệu ứng kìm hãm sự tăng lên của Âm từ D. Nói cách khác là Dương khắc Âm.
Quan hệ giữa Âm và Chung vẫn là tương sinh thể hiện qua sự cùng đồng biến của đồ thị A và C. Ở đây, giá trị mới được tạo ra do sự tương tác âm dương và Âm có tính động, có xu hướng biến đổi, sáng tạo ra những giá trị mới đó, còn C thì thụ hưởng. Do đó, quan hệ tương sinh giữa Chung và Âm là: Âm sinh Chung.
Đồ thị C và D có chiều biến thiên ngược nhau nên quan hệ Chung, Dương phải là quan hệ tương khắc. Do quan hệ của Chung với Âm là tương sinh: Âm sinh Chung, mà quan hệ của Dương là khắc Âm nên để bảo vệ lợi ích của mình, đảm bảo sự cân bằng trong Vạn tượng mà quan hệ tương khắc giữa Chung và Dương phải là: Chung khắc Dương.
Như vậy, quan hệ giữa các lực lượng trong Vạn tượng ở giai đoạn này là: Dương khắc Âm, Âm sinh Chung, Chung khắc Dương gọi là quan hệ Tam tài. Giai đoạn này gọi là giai đoạn HẬU THIÊN. Trong giai đoạn Hậu thiên, Vạn tượng vẫn phát triển tốt thể hiện ở chiều tăng của đồ thị V1V.
- Trong giai đoạn a = a* --- > a2: Giai đoạn này đặc trưng bằng sự đi xuống cũa đồ thị VV2, thể hiện sự suy thoái của Vạn tượng, chỉ có Âm tăng còn Chung và Dương đều đi xuống hay Âm quá thịnh còn Dương quá suy. Mâu thuẫn giữa các lực lượng trong Vạn tượng ngày càng rất gay gắt, thể hiện ở sự hỗn loạn, thiếu kiểm soát. Cả Dương lẫn Chung đều tương khắc với Âm.
- Trong giai đoạn a = a2 --- > 1: Đây là giai đoạn huỷ diệt của Vạn tượng. Tất cả các yếu tố Âm, Dương, Chung đều đi xuống.
Như vậy, Tiên thiên và Hậu thiên là khái niệm chỉ những giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của Vạn tượng:
Thời kỳ Tiên thiên là thời kỳ ban đầu, Vạn tượng mới hình thành và phát triển. Trong thời kỳ này, các lực lượng của Vạn tượng thống nhất với nhau, tuy khác nhau mà không mâu thuẫn, tương tác vời nhau tạo ra và thụ hưởng nhiều giá trị mới. Sự vật phát triển rất thuận lợi. Quan hệ các lực lượng trong vạn tượng là tương sinh. Tuy nhiên, sự khác nhau đó tiềm ẩn mầm mống của mâu thuẫn để có thể bộc lộ rõ trong thời kỳ sau.
Thời kỳ Hậu thiên là thời kỳ mà Vạn tượng đã phát triển đến một mức độ cao hơn. Những mầm mống của mâu thuẫn Âm, Dương đã phát triển đến giai đoạn bộc lộ và ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn ở đây là mâu thuẫn Âm, Dương trong tranh giành giá trị mới được tạo ra trong sự tương tác giữa chúng. Quan hệ của các lực lượng trong Vạn tượng là quan hệ:
Dương khắc Âm.
Âm sinh Chung.
Chung khắc Dương.
Quan hệ này chi phối toàn bộ sự phát triển của Vạn tương.
Trong cuộc đấu tranh giành giật về phần mình giá trị mới, do Dương là cái có trước, mang bản chất của cái ban đầu nên lực lượng của nó mạnh hơn Âm – là cái có sau, đang phát triển - chi phối Vạn tượng nhiều hơn nên Vạn tượng có xu hướng bị kéo về ổn định tại điểm a1 để lợi ích cho Dương là lớn nhất. Tuy nhiên, bản chất của Âm là vận động và phát và phát triển không ngừng có xu hướng kéo sự vật ổn định ở a2. Lợi ích của Vạn tượng là tiến đến điểm V - điểm có tổng lợi ích là lớn nhất - do đó mâu thuẫn ngày càng gay gắt nhất là khi điểm a* ngày càng lớn hơn a1. Như vậy, quan hệ mâu thuẫn, đấu tranh giữa 3 lực lượng Dương, Âm, Chung trong sự vật là mâu thuẫn nảy sinh khi một bên (Dương) có xu hướng kéo sự vật ổn định ở a1, một bên có xu hướng kéo sự vật ổn định ở a2 (Âm), còn bên thứ ba (Chung) lại có xu hướng tới a*. Kết quả, sự vật sẽ tồn tại và vận động tại một giá trị a nào đó tùy thuộc vào tương quan Âm, Dương, Chung của sự vật. Trong 3 lực lượng của Tam tài, Âm luôn có xu hướng tăng a lên, Dương luôn có xu hướng cố định a lại. Kế quả, a ngày càng tăng là xu hướng tất yếu của sự vật. Mâu thuẫn giũa 2 xu hướng này của Âm, Dương chính là mâu thuẫn của sự vật.
Nếu mâu thuẫn không được giải quyết, đến một lúc nào đó khi qui mô đủ lớn, Vạn tượng sẽ tiến đến giai đoạn suy đồi và hủy diệt, một Vạn tượng khác sẽ được hình thành và tiếp tục như quá trình đó …
Cơ chế của quá trình phát triển đó của sự vật như sau: Do Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả nên trong sự vật luôn tồn tại sẵn tất cả những mầm mống cho mọi xu hướng phát triển của sự vật. Chỉ những mầm mống nào phù hợp với tương quan Âm, Dương của sự vật mới nhận được sự hỗ trợ tốt từ các thành phần tương ứng, tạo ra được nhiều hơn những giá trị mới cho sự vật. Những mầm mống phù hợp nhất thì có khả năng tạo ra nhiều giá trị mới nhất với sự hỗ trợ ít nhất. Chỉ những mầm mống đó mới có đủ khả năng, ưu thế để phát triển thành những lực lượng hiện thực của sự vật, còn những mầm mống khác sẽ không được “ nuôi dưỡng” tốt và bị thui chột đi. Như vậy, sự vật sẽ luôn được chọn lọc, bổ xung những lực lượng có khả năng tạo ra nhiều giá trị mới hơn nên nó luôn luôn phát triển. Vì vậy, qui luật phát triển không ngừng là qui luật phổ biến của mọi sự vật. Sự chọn lọc này sảy ra thường xuyên, khách quan ở mọi qui mô yếu tố, mọi phương án khả dĩ phát triển của sự vật nên nó rất kỹ lưỡng, chính xác và tối ưu. Đó chính là nguồn gốc của nguyên lý tối ưu hay “tiết kiệm” của vũ trụ. Nguyên lý này phát biểu rằng, mọi vận động của sự vật luôn tuân theo qui tắc tối ưu về năng lượng. Tự nhiên luôn hành động sao cho kết quả đạt được cao nhất với chi phí nhỏ nhất.
Những giá trị mới được tạo ra trong quá trình tương tác âm dương, thực ra, cũng chỉ là những thành phần vốn có, hàm chứa trong Đạo vì như ta đã biết, Đạo hàm chứa và bao trùm tất cả. Những thành phần này vốn tiềm ẩn trong Đạo, khi có điều kiện thuận lợi của tương tác âm dương, chúng mới được bộc lộ ra và tham gia vào các lực lượng đã có của sự vật. Sự tạo ra và chiếm đoạt những giá trị mới của các yếu tố trong sự vật thực chất là sự kích thích những mầm mống chưa bộc lộ của Đạo được bộc lộ ra trong thành phần của yếu tố chiếm đoạt mà thôi. Do đó, có thể nói, ở đây hoàn toàn không có sự “sáng tạo” ra cái gì mới hết mà chỉ là làm bộc lộ những khả năng vốn có tiềm ẩn trong Đạo, được thể hiện ra ở những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, tham gia vào các lực lượng tương ứng, phù hợp của sự vật. Đó chính là nguồn gốc của nguyên lý “ đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” và định luật bảo toàn năng lượng của vật lý học.
Ngược lại, có những yếu tố của Đạo đã được bộc lộ trong thành phần của sự vật, nếu không phù hợp với tương tác âm dương nên không bổ xung được cho mình những thành phần mới theo cơ chế trên, mà thậm chí còn bị mất đi những thành phần cũ thì dần dần sẽ bị suy yếu đi thậm chí biến mất, tức là lại trở về dạng tiềm năng chưa bộc lộ của Đạo.
Quan hệ tương sinh, tương khắc là các quan hệ cơ bản của sự vật.
Thực chất quan hệ A sinh B là: Trong quan hệ giữa A và B tạo tra các điều kiện thuận lợi cho những mầm mống thuộc B vốn tiềm ẩn trong Đạo có thể phát triển lên, bổ xung vào lực lượng của B, tạo ra nhiều giá trị mới cho B. Khi các thành phần của A tạo điều kiện cho các mầm mống đó phát triển, nó cũng bị tổn hại nhất định. Do đó, khi B quá vượng, A sẽ bị hao tổn nhiều, thậm chí bị thui chột. Lúc đó, người ta nói A tương thừa B. Như vậy, quan hệ tương thừa là quan hệ tương sinh khi yếu tố bị sinh quá vượng làm hao tổn nghiên trọng yếu tố sinh.
Ngược lại, thực chất quan hệ A khắc B là: Trong quan hệ giữa A và B tạo tra các điều kiện không thuận lợi cho những mầm mống thuộc B vốn tiềm ẩn trong Đạo có thể phát triển lên bổ xung vào lực lượng của B, tạo ra nhiều giá trị mới cho B, làm cho các yếu tố thuộc B không được bổ xung những giá trị mới và dần dần bị thui chột đi. Khi khắc những thành phần của B, các thành phần tham gia vào quan hệ tương khắc của A cũng hao tổn. Vì vậy, khi B quá vượng, có thể làm cho A bị triệt. Lúc đó ta nói, A tương vũ B. Như vậy, quan hệ tương vũ là quan hệ trương khắc khi yếu tố bị khắc quá vượng làm triệt tiêu yếu tố khắc.