Tôi nhận thấy giữa bạn Congly và tôi có sự tương đồng về quan điểm đối với sự tồn tại của linh hồn và thế giới tâm linh, và cách lý giải của tôi như sau: Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện trí tuệ, và khát vọng hoàn thiện nhận thức về thế giới tự nhiên, các trường phái triết học lần lượt ra đời, ban đầu là các trường phái triết học duy tâm, rồi sau đó là các trường phái triết học duy vật và gần đây nhất là trường phái triết học duy vật biện chứng. Các trường phái triết học duy tâm tuy có sự khác nhau về tôn giáo, tín ngưỡng nhưng đều thống nhất là: ý thức có trước, vật chất có sau, và đặt câu hỏi: cái gì sinh ra bộ não? và khẳng định sự tồn tại của ý thức, linh hồn ở những thế giới khác ngoài thế giới loài người, những người theo trường phái triết học duy vật biện chứng thì không thừa nhận điều đó và cho rằng: vật chất có trước, ý thức có sau, ý thức là sản phẩm của bộ não người. Tuy nhiên, triết học duy vật biện chứng lại đưa ra quy luật : qua quá trình biến đổi về "chất" dẫn đến đột biến về"lượng", theo quy luật đó, tiến trình nhận thức thế giới tự nhiên sẽ là một chuỗi liên tục sự phá vỡ và tái thiết lập các trạng thái cân bằng, nghĩa là chân lý tương đối luôn luôn được đẩy lên cao hơn tầm nhận thức của con người, đó chính là tính mở của triết học duy vật biện chứng, triết học duy vật biện chứng không tự nhận là mình là đã hoàn thiện. Triết học duy vật biện chứng cho rằng: ý thức là sản phẩm của bộ não người, nghĩa là ý thức là sản phẩm của vật chất, vậy tôi cho rằng ý thức cũng phải mang bản chất vật chất, đó chính là một dạng trạng thái vô hình của vật chất, và giữa 2 trạng thái tồn tại của vật chất ( hữu hình và vô hình ) có thể chuyển hoá lẫn nhau (một phần hoặc toàn bộ ):
-Từ trạng thái hữu hình sang trạng thái vô hình: Trạng thái hữu hình có thể chuyển dần một phần sang trạng thái vô hình giống như chu kỳ bán rã của carbon mà người ta vẫn ứng dụng trong khảo cổ, hoặc chuyển hoá hoàn toàn sang trạng thái vô hình theo công thức nổi tiếng của Anhstanh: nếu một lượng vật chất hữu hình có khối lượng là: m, chuyển hoá hoàn toàn thành năng lượng ( một dạng trạng thái vô hình của vật chất ), thì tạo ra một lượng năng lượng:E, có độ lớn bằng tích số của m với bình phương của vận tốc ánh sáng: C
E = m.C2
Nếu ta áp dụng phép biến đổi Lorentz thì ta sẽ thu được kết quả như sau: giả sử một vật ( hữu hình ) chuyển động với vận tốc xấp xỉ vận tốc ánh sáng (V~C ) thì kích thước theo phương chuyển động sẽ bằng 0 (vô hình ).
Người ta còn cho rằng đám mây “tinh vân tiên nữ” là vết tích của một vụ nổ phản vật chất cách đây hàng tỷ tỷ năm, đã tạo ra một lượng năng lượng khổng lồ làm cho vũ trụ giãn nở, cho đến bây giờ sự giãn nở đó vẫn còn tiếp tục.
-Từ trạng thái vô hình sang trạng thái hữu hình: Học thuyết âm dương và ngũ hành cho rằng: vạn vật đều do “khí” tạo thành, có câu “tụ là hình, tán là khí” nghĩa là vật chất hữu hình được tạo nên bởi sự tích tụ của “khí” ( một dạng trạng thái vô hình của vật chất ). Trên thực tế, y học cổ truyền đã lấy học thuyết thiên địa nhân hợp nhất, âm dương và ngũ hành làm cơ sở lý luận để chữa bệnh rất có hiệu quả. Chất khí ban đầu tạo nên con người, y học cổ truyền gọi là khí “tiên thiên”, phần dư thừa được lưu giữ ở “mệnh môn hoả” và cùng với khí “hậu thiên”( khí “hậu thiên” được sinh ra từ phần tinh tuý của đồ ăn, thức uống ) vận hành khắp cơ thể để duy trì sự sống của con người.
Trong toán học xạ ảnh người ta có phép ánh xạ: một điểm ( vô hình ) ánh xạ sang một chuẩn khác ta sẽ được một đường tròn có bán kính R (hữu hình ).
Tóm lại, hữu hình và vô hình là 2 trạng thái tồn tại của vật chất, giữa 2 trạng thái tồn tại này có thể chuyển hoá lẫn nhau, việc chuyển hoá này có khi diễn ra rất dễ dàng trong những điều kiện hoá, lý thích hợp. Có khi diễn ra rất khó khăn, đòi hỏi phải đáp ứng những điều kiện vô cùng phức tạp, ví dụ như việc nhân bản động vật, thậm chí như việc nhân bản con người,v.v…
Vậy ý thức là trạng thái tồn tại vô hình của vật chất, và bản chất của thế giới là vật chất, nghĩa là: duy vật.
Vật chất hữu hình tồn tại trong phạm vi có giới hạn của không, thời gian tuyệt đối, còn vật chất vô hình thì tồn tại trong không, thời gian tương đối, tương ứng với miền vận tốc lớn ( cỡ vận tốc ánh sáng ), nên phải dùng thuyết tương đối Anhstanh làm công cụ để khảo sát. Bình thường mọi quan sát của chúng ta đều bị chi phối bởi các toạ độ của chiều không gian mà con người đang tồn tại, có gốc quy chiếu riêng. Thực ra, chiều không gian mà con người đang tồn tại chỉ là 1 trong n chiều không gian khác nhau, và nó chỉ hiện hữu đối với riêng chúng ta mà thôi, còn n – 1 chiều không gian khác tuy không hiện hữu đối với chúng ta, nhưng vẫn tồn tại ở đâu đó quanh ta, nhưng vì khác gốc quy chiếu, nên ta không có cách nào để nhận biết được, như tiên đề thứ nhất của Anhstanh đã xác nhận: tất cả các hệ quy chiếu quán tính đều tương đương nhau, không thể bằng một thí nghiệm quang học nào có thể xác định được chuyển động của hệ quy chiếu đã cho. Nghĩa là ta không có cách nào để nhận biết được sự hữu hình đang hiện hữu ở những chiều không gian khác, và điều đó cũng đúng với chiều ngược lại, vì tất cả các hệ quy chiếu quán tính đều tương đương nhau. Theo quan niệm của đạo Phật, thì ngoài thế giới loài người còn có 9 tầng trời, và 18 tầng địa ngục, vậy theo quan niệm của tôi thì ít nhất cũng tồn tại 28 chiều không gian khác nhau ( n = 28 ) và giữa các chiều không gian tồn tại các “cửa khẩu” chuyển đổi gốc quy chiếu không, thời gian. Tại vị trí tam giác Bermuda ( tam giác quỷ ) tôi cho rằng tồn tại một trong những “cửa khẩu” như vậy: vào năm 1970 chiếc máy bay Boeing 727 đi vào vùng tam giác quỷ, sau khi biến mất trên màn hình rada 10 phút, đã xuất hiện trở lại,và hạ cánh đúng giờ xuống sân bay Miami, trong khi đồng hồ của 2 phi công lái máy bay đó lại chạy chậm mất đúng 10 phút!?, hiện tượng này có thể lý giải như sau: chiếc máy bay Boeing 727 đó đã ngẫu nhiên đi vào “cửa khẩu” chuyển đổi gốc quy chiếu không, thời gian và lạc sang một chiều không gian khác, ở chiều không gian này, thời gian gần như ngừng trôi, nếu áp dụng phép biến đổi Lorentz ta thu được kết quả là: vận tốc gốc quy chiếu của chiều không gian đó xấp xỉ bằng vận tốc của ánh sáng ( V~C ) . Sau đó chiếc máy bay này có cơ may quay lại được, còn những trường hợp khác do không gặp được cơ may nên đã bị mất tích, rồi rất có thể một thời gian sau gặp được cơ may sẽ xuất hiện trở lại, tất nhiên phải qua một “cửa khẩu” chuyển đổi gốc quy chiếu không, thời gian nào đó.
Ở Việt nam có câu chuyện cổ tích: “Từ Thức lên tiên”. Chuyện kể rằng: ngày xửa ngày xưa có một ông Từ Thức có cơ may được lên cõi tiên, sau một thời gian sống ở cõi tiên, ông nhớ nhà và quyết tâm ra về, khi về đến hạ giới thì ở quê nhà ông đã trải qua nhiều đời con cháu, đến nỗi không còn ai biết đến ông nữa. Không hiểu ngày xưa dựa trên cơ sở nào mà cho rằng: một ngày trên trời bằng một năm dưới hạ giới ? tức là thời gian ở trên trời trôi chậm hơn thời gian dưới hạ giới 365 lần!. Nếu áp dụng phép biến đổi Lorentz ta có thể tính được vận tốc tương đối ( V ) của gốc quy chiếu của chiều không gian nơi mà ông “Trời” đang tồn tại, so với gốc quy chiếu của chiều không gian mà loài người đang sống là: V= 299791332,862 m/s nghĩa là xấp xỉ vận tốc của ánh sáng ( vận tốc của ánh sáng là: C= 299792458m/s ). Như vậy cũng giống như trường hợp chiếc máy bay Boeing 727, ông Từ Thức này ngẫu nhiên đi vào một “cửa khẩu” chuyển đổi gốc quy chiếu không, thời gian và lạc sang một chiều không gian khác, rồi sau một thời gian cũng gặp được cơ may quay trở về.
( Còn nữa )
Bắc Đẩu