Khó khăn trong việc chứng minh Kinh Dịch là của người Việt ? Các bạn quan tâm thân mến !. Người Việt - chúng ta, từ xưa tới nay - và người, được gọi là TQ - đương nhiên là, vốn mang tinh thần TQ, từ xưa tới nay - đều "tiếp xúc" với Kinh Dịch với độ dài thời gian cũng có thể xem như tương đương với chiều dài lịch sử phát triển văn hóa của cả hai nước. Loại bỏ sự thay đổi về cấu hình địa lý, về hình dạng biên giới của hai nước theo thời gian, thì cái mà vĩnh hằng, như một sợi chỉ xuyên suốt, là mỗi dân tộc đều có tính thần dân tộc và nền văn hóa đặc trưng. Song có một sự thật hiển nhiên rằng, hai nước, trên mọi mặt của đời sống văn hóa và lịch sử, đã có sự giao thoa lâu dài. Một sự giao thoa cưỡng bức !!. Nay, với tinh thần dân tộc, với tinh thần văn hóa mang bản sắc của tộc Việt, đã dấy lên cao trào mong muốn chứng minh, Kinh Dịch, một tác phẩm lớn của nền văn hóa đông phương, được sáng tạo bởi ... người Việt !. Chúng ta, có thể liên tục, theo năm tháng, cố gắng tự hỏi và tự đi tìm câu trả lời: Có thể được không, khi muốn chứng minh, Kinh Dịch là do người Việt sáng tạo ?. Có lẽ, hay hơn cả, cho dù chúng ta có tham vọng, vẫn phải đối diện với những khó khăn, vâng, có thể nói là rất khó khăn, mà thậm chí, khi chúng ta vượt qua được những khó khăn đó, thì kết luận lại có thể bất lợi cho chúng ta, về cái điều mà chúng ta muốn chứng minh ấy. Trước hết, chúng ta hãy tự hỏi ?. Kinh Dịch, thực có phải là một, hay có thể trở thành một "Lý thuyết thống nhất" không ?. Với tư duy của người TQ, thường ở trạng thái quá khích, thì Họ đều có thể thản nhiên kết luận rằng, đích thực Kinh Dịch, hoàn toàn có thể là một lý thuyết thống nhất. Đến thậm chí, nói trộm vía, ngài Phạm lưu Vũ của chúng ta cũng còn "thấy" như thế cơ mà !. Nhưng nếu có ai bác bỏ điều này, Họ liền ra một câu đố - trả lời được là chết liền à ! - Anh/Chị hãy chỉ ra những gì mà Kinh Dịch không thể bao quát tới ?. Vậy nay Tôi cũng đưa ra đây, xem ai, trong chúng ta, những người Việt, trả lời được câu hỏi này !. Điều mà, Ông Phạm Lưu Vũ vừa thể hiện trong bài viết của Ổng. Có thấy Nó bao la vạn tượng không ?. Nhưng, thực tế, lại hoàn toàn có thể trả lời được câu hỏi này. Chỉ có điều, câu trả lời, lại không phải là dạng trả lời, Có hoặc Không, hay đưa ra một ví dụ về sự thiếu tính tổng quát của Kinh Dịch. Mà lại là một sự chỉ ra cái anh Bố và bà Mẹ của Kinh Dịch kia !. Mà nếu ta biết được cái anh Bố, bà Mẹ của nó, thì tất nhiên ta sẽ biết được cái "hình hài" của Nó rồi. Vì vậy, để trả lời câu hỏi mang tính - chết liền !!! - của người TQ, ta, vâng chúng ta sẽ yêu cầu Họ, chỉ ra đâu là Bố, Mẹ của Nó - Bố Mẹ của Kinh Dịch. Đương nhiên, nếu không trả lời được, thì Họ, sẽ chẳng có quyền khẳng định Họ chính là người sáng tạo ra Nó, tức Kinh Dịch, nhưng, Họ chắc chắn là có công nuôi dưỡng nó, cho dù, đứa trẻ đó lớn lên đầy bệnh tật và èo uột. Nhưng như thế, cũng không có nghĩa là Ta đã chứng minh được rằng Họ không phải là người sáng tạo ra Kinh Dịch. Và hơn ai hết, Họ cứ đương nhiên nhận Kinh Dịch là của Họ bằng cái tinh thần Bá quyền TQ, rằng, "Tao cứ nhận là của Tao, Mày làm gì được Tao". Vậy thì, việc chứng minh, sẽ phải là nhiệm vụ của chúng ta, của người Việt - không phải là Đồng Chí Tốt của các Tòng Chí TQ -!!!. -Cần phải nhìn nhận rằng, Kinh Dịch, cho dù bao la vạn tượng, cũng không phải là một cái gì Vĩ Đại như đã từng được truyền tụng. Đúng !, Nó khổng lồ thật, nhưng khổng lồ về số lượng, chứ không phải về tầm vóc. Cái mà từ xưa tới nay, chúng ta, cũng như hàng triệu triệu người biết đến Kinh Dịch, đều thấy nó Vĩ Đại là ở tầm vóc của Nó. Nó khổng lồ về Số Lượng, là lẽ đương nhiên, bởi hơn hai ngàn năm nay, có biết bao nhiêu bậc trí tuệ, bao nhiêu chất xám đã đổ vào đây để chú giải Nó, biểu hiện bởi số lượng khổng lồ các trước tác. Nhưng đó là số lượng, chứ không phải là chất lượng !. Lập tức sẽ có người đối thoại lại rằng : Từng ấy sách, anh/chị đã đọc hay tiêu hóa được hết chưa mà dám bảo Nó không mang tính chất lượng ?. Vậy thì xin hỏi người hỏi rằng, từ ngần ấy sách, anh/chị có thể rút ra được những kiến thức đủ để trả lời được câu hỏi của Tôi. Kinh Dịch từ đâu mà ra ?. Tôi không hỏi anh/chị ai là tác giả của nó !, mà Tôi hỏi, do đâu mà người ta nghĩ ra Kinh Dịch !!!. (xin đừng trả lời theo kiểu: Do thực tiễn sinh động nhá, bởi vì Vũ Trụ, chả cần đến kinh dịch cũng từ thực tiễn sinh động mà ra cả đấy, khoa học tây phương cũng từ thực tiễn sinh động mà ra cả đấy). Bởi vi rằng, nếu một lý thuyết mang tính hệ thống, thực sự minh triết, ...tức là có chất lượng, đặc biệt đúng là có tầm vóc, thì việc trả lời câu hỏi đó, rõ là bài toán trẻ con !!!. Xem ra, với công phu chú giải Kinh Dịch, mà người TQ đã làm hơn hai ngàn năm nay, họ cứ tưởng là đã làm được một chuyện, Hóa cái đồ không phải của mình (do chôm chỉa) thành ra là của mình ?. Có biết đâu rằng, Kinh Dịch, thì cũng không hơn gì so với các môn khác, nếu như những môn đó cũng được chú giải một cách cần mẫn, siêng năng như ở Kinh Dịch. Họ ưa chú giải Kinh Dịch hơn so với các môn khác, đơn giản chỉ vì Nó thì dễ Tán ra hơn !. Nói thế, có vẻ như không nghiêm túc cho lắm, nhưng thực là vậy. Với cả Vạn tác phẩm chú giải Kinh Dịch, mà Kinh Dịch vẫn còn có cái để tán, nói ra mà không sợ Sai - bởi cứ thấy có Lý là được, chẳng ai kiểm chứng nổi. Muốn chứng minh mình đúng, chỉ cần phán rằng: Cứ nghiệm đi, sẽ thấy cái sâu sắc của Nó. Thế mới là Kinh Dịch. Thật là huyền diệu, thật là bí ẩn, thật là triết lý, ...bao nhiêu cái thật là nữa, để đến cuối đời, khối người nhắm mắt vẫn chưa thấy được cái huyền diệu đó, mà chỉ thấy được mỗi cái thật là ... . Đương nhiên, người viết không phủ nhận, hay không có tính muốn vứt bỏ công phu của hơn hai ngàn năm đó của trí giả TQ. Phải thừa nhận có nhiều cái rất đúng, rất đáng ngưỡng mộ. Cái gì đúng, cái gì hay, đương nhiên phải học và trân trọng. Phải thấy được cái đúng. Đó là điều quan trọng hàng đầu. Bởi vì chỉ có như vậy, mới hy vọng nhìn thấy được hình hài của Nó, nhìn thấy được tầm vóc thực của Nó. -Dịch học, nặng tính minh triết !!!. Đấy là lời cảnh báo đầu tiên, cho những ai muốn chứng minh Kinh Dịch là của người Việt. Đây là Rào cản đầu tiên, cũng là Rào cản đầy khó khăn, khó nổi vượt qua. Tại sao vậy ?. Bởi vì, Hai ngàn năm nay, có hơn có kém. Hai Tộc Việt và TQ đã có giao lưu văn hóa sâu sắc. Chúng ta, hậu duệ, không chỉ của một dân tộc, mà khó ai có thể phân biệt rạch ròi rằng mình không phải là hậu duệ có một phần dòng máu của người TQ một cách rạch ròi. Chúng ta, có thể chăng phân biệt cái nền văn hóa, mà đang hiện hữu với chúng ta đây, cái nào, phần nào là thuần Việt, phân nào là có Lai. Do tính minh triết của Dịch, chúng ta không thể rời Dịch ra khỏi cái nôi văn hóa dân tộc, mà sự giao thoa đã sâu sắc tới mức khó có thể phân biệt. Cũng có người, sẽ nói rằng, chúng ta cũng có những bằng chứng văn hóa thuần việt, như những câu chuyện truyền thuyết - âu cơ trăm trứng, nữ oa vá trời, thần nông, ...- Có thật không, có thật là thuần việt không ?. Phải chứng minh !. Nhưng không chỉ có thế, phải xác định được cả tuổi của những huyền thoại đó. Bởi không xác định được thì dẫu có cả trăm huyền thoại, dẫu chi tiết và minh triết rõ ràng đến đâu, cũng chẳng có giá trị gì cho mục tiêu đề ra. Thế đấy, phi vật thể. Bằng chứng phi vật thể, thật khó khăn vô cùng khi muốn khẳng định chúng có giá trị sử dụng trong bài toán này !. -Bằng chứng khảo cổ. Với bằng chứng khảo cổ, chúng ta có được nhiều chứng liệu xác định được niên đại của nó. Nhưng lại vướng phải sự minh triết cho những thể hiện trên các di vật đó. Dễ sa vào sự suy đoán, trong khi, chính chúng ta, và cũng chính họ, chưa hiểu thật sự về Kinh Dịch, cũng như Nó từ đâu mà ra !. (hiểu thật sự, có nghĩa là sự hiểu đã tiệm cận chân lý, phân biệt được đúng sai đối với các suy diễn của các vấn đề cơ bản). Chúng ta cũng đã thấy có những câu chuyện thể hiện điều này. Chẳng hạn như câu chuyện Trung thiên đồ. Tôi nhớ rằng, cái ngày đầu tiên Tôi đọc được những thông tin này, mà nó lại được phát hiện trên đất Việt, ở một cái thời đại cũng rất chi là thuần Việt. Tôi thực sự xúc động, và xem như tự hào là, cuối cùng thì chúng ta, những người Việt - hậu duệ của những người có lich sử cả ngàn năm mất nước - cũng đã tìm ra những bằng chứng minh chứng được Kinh Dịch là do ông cha chúng ta sang tạo ra !. Nhưng rồi thì hỡi ôi !. Những suy diễn mới kỳ quặc làm sao !. Những suy diễn, có thể nói, chẳng những không chứng minh được cái điều gì cả, mà lại thể hiện rằng, té ra là Ta chả hiểu gì về cái Hà đồ, cũng như Lạc thư. Thật !. Phản tác dụng. Tóm lại, Phi vật thể khó, Vật thể cũng khó, và đều là khó vô cùng. Thậm chí, cho dù có kiếm thật nhiều chứng liệu, vị tất đã có hiệu quả. Mặc dù phải thừa nhận là càng có nhiêu chứng liệu, càng có hy vọng chứng minh. Giống như là cái triết lý của đời nay ở VN, rằng: Cái gì mà không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được nó bằng thật nhièu tiền !!!. Có biết đâu, Cái chứng cứ xác nhận Kinh Dịch là của người Việt lại là mọt Ông Quan vô cùng liêm khiết. Không thể mua được bằng tiền !!!. -Và rằng, Cái Kinh Dịch ấy, chẳng thể nói được nó là sản phẩm của một nền siêu văn minh, siêu khoa học gì gì đó. Thật vậy. Dù muốn tô son vẽ phấn thế nào, cũng buộc phải gán cho nó là cái sản phẩm cách nay hàng mấy ngàn năm lận !. Cho nó xa xôi một tý nữa thêm phần huyền ảo !. Nhưng những sự thật hiển nhiên rằng, Trong Kinh Dịch không hề tìm thấy những dấu vết của nền văn minh cơ học, văn minh polyme, văn minh tin học, văn minh thay nội tạng, văn minh hàng không, vũ trụ tên lửa, ... mà ứng với những di vật khảo cổ khả dĩ xác minh. Tức là, ở mức độ nhất định, về mặt lý thuyết, ta cứ tán ra cho bằng được nào là có cấu trúc toán học, nào là có những tác phẩm, hay khả dĩ từ kinh dịch mà tính ra được cấu hình, tính toán kỹ thuật cho may bay tên lửa, tàu vũ trụ, ... thì đương nhiên, lời nói mà, nói gì chẳng được. Nhưng sự thực, chẳng có tìm được một bằng chứng nào minh chứng cái thời đại, mà nền siêu văn minh đó tồn tại, lại có một mâu Polyme, mật mẩu của cái động cơ hơi nước, một vết tích khai thác và sử dụng Dầu hỏa, khí đốt - dù chỉ là để sưởi ấm đêm đông giá lạnh. Muốn chứng minh một nền văn minh có thực, thì phi vật thể và vật thể của nền văn minh ấy tương thích với nhau. Không thể lấy cái túi ni lông của ngày nay, để đáp ứng cho một siêu phương trình mô tả các tính chất vật lý của loại vật liệu đó. Không thể lấy cái lốp ô tô, để đáp ứng cho một quy trình công nghệ rút ra từ Kinh Dich ?. Để rồi từ những siêu phương trình đó, những quy trình công nghệ đó, đưa tới kết luận về một văn minh siêu cao cấp, đã sáng tạo ra Kinh Dịch. Xin thưa, Kinh Dịch, cũng như bao thuyết khác của nhân loại, xin cho được đứng chung về giá trị, chứ không dám trèo lên đầu lên cổ các ngành khoa học khác mà nhân loại có được ngày nay. Nó cũng ăn từng ấy bát cơm, ngủ từng ấy tiếng, cũng được mẹ nó mang thai 9 tháng 10 ngày là ra đời, chứ không phải là Mẹ nó hoài thai tới 10 năm, mới sinh ra đã là phi thường, có hào quang quanh đầu, ba năm không nói, rồi chỉ một phút sau vươn vai đứng dây là thành khổng lồ, rồi tự an ủi rằng Kinh Dịch là sách Trời. Chân lý cuối cùng không phải nằm ở Kinh Dịch, mà nằm ở con Người. Thân ái.