Anh Thiên Sứ thân mến !.
Anh nói đến từ đo ván, làm tôi "sợ hết hồn" !. hi hi ... Bởi thực sự trong tôi, không có hai từ đó trong mọi phản biện hay tranh luận. Đối với bất kỳ vấn đề nào trong phản biện, Tôi không có ý định lật đổ, phủ nhận. Mà chỉ nêu ra những vấn đề cần phải giải quyết, nhìn nhận của bản thân lý thuyết đó, như là những điều cần phải giải quyết trên con đường hoàn thiện lý thuyết, hay ý tưởng, lập luận mà thôi - anh cũng đã thấy rồi. Đến một tình huống nào đó, nhận thấy vấn đề khả dĩ sáng tổ, không quan tâm tới việc đối phương có thừa nhận hay không, là Tôi dừng. Vì biết rằng, tới đó, nếu như tác giả của luận thuyết vẫn tiếp tục trên con đường đi tới của mình, chắc chắn sẽ phải đối mặt với nó, và do đó sẽ được tác giả quan tâm. Thế là đủ. Còn rồi ra, tác giả xài đồ đó như thế nào, còn tùy vào mỗi tác giả.
Nhưng nếu gặp một số người - kiến thức không có, mà lại ngoan cố, thậm chí có phần chí phèo, thì Tôi cũng không muốn lật tẩy họ. Đều chỉ muốn rằng, gợi ý làm sao cho họ biết mà rút lui đi, hầu tránh cho những chủ đề khỏi bị loãng, trở nên lãng xẹt. Nhưng có một số vẫn cứng đầu, thì khi đó, sau khi công bố nhiều lần bàn dân thiên hạ đã thấy, thời Tôi sẽ Lật tẩy họ.
Các Bạn thân mến!
Có một số người có vẻ như "lưu ý rằng" định nghĩa tình yêu đã làm cho loãng chủ đề, đi quá đà, và quá xa !. Đó là quý vị không hiểu đó thôi. Quý vị sẽ thấy ngay dưới đây !.
Trong bất cứ một luận thuyết nào, kể cả việc nói, đó là khoa học hay không khoa học, mọi ngành, mọi chuyên môn đều thừa nhận sự tồn tại của một số những khái niệm, những đối tượng không thể định nghĩa, không cần định nghĩa mà vẫn được hiểu rất rõ, bằng cái sự thấy hiển nhiên, bằng vào cảm nhận tự nhiên. Những khái niệm không được định nghĩa này được xem như là những khái niệm sơ khởi. Dùng được chúng để tiến hành các khái niệm khác trong quá trình phát triển của lý thuyết. Chẳng hạn như trong toán học hình học, khái niệm Điểm là khái niệm không được định nghĩa. Trải hơn hai ngàn năm trôi qua, nó vẫn không được định nghĩa. Khái niệm Đường cũng không được định nghĩa. Không phải vì các nhà hình học, một cách Cá nhân là Dốt, mà không định nghĩa được, mà vì chúng là những khái niệm không thể định nghĩa. Nhưng là cái Thấy hiển nhiên. Tiếp theo đó người ta mới định nghĩa được Đoạn thẳng. Là đường ngắn nhất nối hai điểm đã cho. Định nghĩa đường thẳng: Là đoạn thẳng được kéo dài ra vô tận ở hai đầu. Hoặc là Đường ngắn nhất đi qua hai điểm đã cho. Hay như trong đại số tập hợp, thì khái niệm phần tử và khái niệm tập hợp không được định nghĩa. Từ đó mà xây dựng một hệ đại số hiện đại như chúng ta đều đã thấy. ...
Một khái niệm có thể có nhiều định nghĩa khác nhau, như vừa thấy đối với định nghĩa đường thẳng. Nhưng dù bao nhiêu định nghĩa, đều phải tuân theo một điều kiện: Mọi định nghĩa cho một khái niệm đều phải tương đương với nhau.
Qua đó, chúng ta đều thấy rõ rằng:
-Định nghĩa được hay không, là do bản chất của vấn đề, của khái niệm quán xét, chứ không phải là do cá nhân học thuật chưa tới, hay là do trình độ dốt nát !!!.
-Không phải bất cứ khái niệm nào cũng phải được định nghĩa và định nghĩa được.
Nào, các chàng bảo rằng mọi cái chi chi đều được định nghĩa. Nghĩ sao ?.
Nào, định nghĩa được hay không là do Cá nhân ???. Nghĩ sao khi mà nếu thừa nhận điều này thì cũng tức là chứng minh được các nhà toán học suốt mấy ngàn năm nay trên toàn thế giới Dốt. Toàn loại ăn hại cả, vì có ...mỗi việc định nghĩa Điểm, Tập hợp, Đường, Phần tử, ... mà cũng không xong !!!.
Tiếp:
Như đã thấy, một vấn đề, một khái niệm có thể có nhiều định nghĩa, nhưng thảy đều phải: Tương đương với nhau. Đúng không ???. Vâng đúng thế !.
Như thấy đó, cứ giả sử, tất cả những thứ , kiểu định nghĩa về tình yêu như Tôi đã viết lại, thậm chí còn rất rất nhiều nữa, như Tuấn Dương cũng thử ... định nghĩa ... xem sao, đều là định nghĩa đi !!!. Theo điều kiện tương đương, tất cả các định nghĩa đó đều phải tương đương với nhau. Các vị thử liệt kê lại xem tất tần tật. Chúng có thể nào tương đương được với nhau hay không ?. Không chứ gì ?. Cứ khách quan đi !!. Điều đó có nghĩa gì ?. Có nghĩa là, chúng không phải là những định nghĩa về tình yêu, mà đó là những cái Hiểu về tình yêu. Mỗi người có một quan niệm, có một sự hiểu về tình yêu một khác. Vô tư đi, tự do mà. Các Bạn đã thấy sự thật chưa ?. Rõ ràng, ai hiểu về tình yêu ra sao, thì trong cuộc sống sẽ có cách yêu tương ứng. Kẻ hiểu tình yêu qua sinh lý thì sẽ chìm trong sự truy hoan. Kẻ tôn thờ tình yêu thì sẽ đến với những tình yêu thánh thiện. Kẻ tâm thiện thì đến với tình yêu bởi sự bao dung, với trái tim thương yêu. ...
Thấy chưa. Tình yêu không được định nghĩa, hay cố định nghĩa cũng không thể có một định nghĩa theo đúng nghĩa. Vậy mà âm dương bao trùm, lại có thể định nghĩa được chăng. hay là chỉ có thể được hiểu. Và tất nhiên, trí tuê cao bao nhiêu, sẽ hiểu được âm dương bấy nhiêu. Trí lùn thì thấy nông sâu là âm dương, đàn ông đàn bà là đực cái, đó là âm dương. Đầu - đít là âm dương. Cao hơn một chút, thấy quân tử - tiểu nhân là âm dương, vua - tôi là âm dương, ... cao nữa thì thấy được vật chất và tinh thần là âm dương, thiên địa là âm dương. Cao nữa thì thấy chính tri - kinh tế cũng là âm dương, vật chất và tinh thần cũng là âm dương. Khoa học nữa thì cũng thấy điện âm điện dương là âm dương, trục số có âm có dương, thuận nghịch của đất trời cũng âm dương, khí cũng âm dương, tahwng giáng, đêm ngày cũng âm dương, ... qua đó mà biến hóa, vạn vật sinh sôi, thế giới mới muôn màu, sống động, ...
Vậy, các vị cứ trình bày cái hiểu âm dương của các vị đi, khi ấy, chính bản thân các vị cũng có thể tự đo lường được các vị đã hiểu âm dương được đến đâu !!!
Các vị có hiểu Đức thánh Trần Hưng Đạo, lúc lâm chung, gửi lại đôi lời tâm huyết với vua Trần thế nào không ?. Trần Hưng Đạo nói: Xin Bệ Hạ lấy Dân làm Gốc, Vua Tôi đồng lòng . Gốc rễ của nó ở đâu ?. Thưa các Vị, âm dương cả đấy. Thế nhưng Nguyễn Trãi, trong Đại Cáo Bình Ngô, lại viết: Lấy nhân nghĩa để thắng hung tan, lấy Trí nhân để thay cường bạo. Các vị thử tự hỏi xem, đó có phải là âm dương không ?. Thưa không phải đâu ạ . Vị nào mà bảo đó là âm dương thì nhầm to đấy. Cao hơn âm dương đó. Thế rồi, vấn đề quyền lực !!!. Có quyền lực cứng, quyền lực mềm. Có phải là âm dương không ?. Chả có cương nhu là gì. Vậy mà, cái ông giáo sư Harvard Nyce nào đó, mãi đến những năm cuối của thế kỷ trước mới phát biểu có Quyền lực mềm. Rồi năm vừa rồi, chạy sang VN rao giảng tùm lum về nó, cứ như là trao cho các vị quan lớn nhà ta thứ đồ chơi trẻ con lạ hoắc vậy. Mà rõ khổ, các vị ấy cũng ngắc ngư, chả biết đường mô mà vận dụng. Có biết đâu rằng, Dân ta nói mãi cả rồi, chả có câu: Lạt Mềm Buộc Chặt đó là gì !!!. Rồi thì hơn 2000 năm trước, Quản Di Ngô xui Tề Hoàn Công dùng quyền lực mềm mà trở thành Bá chủ Trung Quốc là gì.
Đó, âm dương đó. Còn nhiều lắm, vô thiên lủng, từ khoa học hiện đại, cho đến thành thị, thôn quê, từ vua quan cho đến con nít, từ trái đất cho đến thiên hà xa xôi, từ vật thể vũ trụ cho đến thế giới lượng tử, Đều có cả Tha hồ các Vị hiểu, rồi ra vận dụng ra sao, lại thêm một bậc nữa. Các vị không vận dụng được, đừng trách cổ nhân vô lý nghe, đừng bào tiền nhân giấu nghề nghe, đừng vội cho lý học đông phương bất cập, bế tắc nghe.
Từ từ chút, kiên nhẫn, và ... một điều kiện tối cao nữa. Đó là Minh Trí, có minh trí mới có thể chứng ngộ.
Vậy nhé. Các vị cứ tự nhiên đưa cái hiểu âm dương ra. Nhưng đừng liều mạng định nghĩa nó.
Đây chỉ là cái đơn giản, như cái trò trẻ con chơi âm dương vậy thôi - kiểu như chơi ô ăn quan ấy.
Thế nhé.
Thân ái.