Đang viết dở, có việc vội phải đi, thành ra để bài viết bị gián đoạn.
Nay xin tiếp tục.
Như đang nói, lý học đông phương có hệ luận hẳn hoi. Nhưng !. Lý do nào mà từ xưa đến nay, lý học đông phương lại đề cao phương thức chiêm nghiệm để xác lập chân lý, mà hạ thấp vai trò của lý luận ?. Nâng cao Ý thức mà hạ thấp lập Lời. Để rồi, như thành một truyền thống, lý học đông phương không thực hành thực nghiệm, mà dùng các phương pháp tâm linh để chứng thực, khiến cho lý học đông phương trở thành Huyền học.
Đây là một vấn đề, có nội dung sâu sắc và rộng lớn. Khó có một tác phẩm nào có thể trả lời đầy đủ, và có thể đưa tới xác quyết. Nhưng sơ lược, chúng ta hoàn toàn có thể hình dung như sau:
Có lẽ bắt đầu từ Lão Tử. Khi ông ta cố gắng Giảng về Đạo, thấy rõ sự bất lực của ngôn ngữ. Chứ trước đó, với Khổng tử, và bao nhiêu bậc hiền triết, có ai là người nói Cái gì còn nói được là không phải tuyệt đối ?. ấy vậy mà, Lão Tử lại muốn đi tới cái tuyệt đối. Cho nên phải lập ra cái Lý giới hạn của ngôn ngữ. Thế nhưng, trong thực tiễn, chúng ta lại thường thấy rằng: Ý tại ngôn ngoại. Đó như là một minh chứng cho sự đúng đắn của Lão tử vậy.
Để rồi, nếu như, cứ một mực nghiêm túc, xác lập chân lý, thì rõ ràng, cái mà ta nói: Giới hạn của ngôn ngữ sẽ ngày càng lùi xa ra, nhường sự phát triển cho ngôn ngữ. Khiến ngôn ngữ ngày càng tinh xảo, để mà đưa Lý học tiến lên. Điều này đã được chứng thực bởi tư duy và khoa học tây phương. Chỉ khi nguyên lý bất định ra đời, Heidenberg mới phải thừa nhận có một hạn chế nào đó của ngôn ngữ. Nhưng các Học giả Tây phương không chịu lùi bước. Họ không dựa vào đó để mà thừa nhận sự bất định dẫn đến sự bất lực của nhận thức. Ngược lại, Đông phương như là "lười biếng" vốn có. Chấp nhận cái khẳng định của Lão Tử như là một Rào cản, một ranh giới không vượt qua được. Từ đó, trong nhận thức cả với âm dương ngũ hành, với kinh dịch, ... câu Ý tại ngôn ngoại luôn được sử dụng, và nhiều khi, nó lại trở thành cái tấm màn che dấu cho cái sự Dốt. Không chỉ là cái Dốt làm hạn chế ngôn ngữ, mà còn là cái Dốt về nhận thức. Thể hiện rất rõ ràng trong các vấn đề giải quyết các vấn nạn. Hoặc bằng cách thừa nhận sự tồn tại của Thánh Nhân - như khi Thánh nhân đã phán, thì miễn bàn cãi. Hoặc là Lờ đi không xét đến, xem như đã bị thất truyền. Hoặc là thừa nhận truyền thuyết, mặc nhiên đúng. Chấp nhận sự huyền bí, sự mê hoặc, ... Mặc dù rằng, trước Lão tử vẫn có những hoạt động tâm linh, thần bí như bói quẻ thi, những bùa chú, ... Song, nâng lên thành hệ thống triết lý huyền bí thì chỉ có sau Lão Tử. Đó không phải là Lỗi của Lão Tử, mà đó là cái "vốn có" của sự lười biếng trong hoạt động tư duy. Chấp nhận lời dạy của Thánh Nhân dường như là một việc "dễ dàng nhất".
Kỳ thực, một khi chúng ta vượt ra khỏi cái sức ỳ vốn có đó, một hệ luận rõ ràng của nền lý học đông phương đã đang hiện diện ở trước mặt. Chúng ta hoàn toàn có thể tiếp kiến nó, để có thể xóa đi những vấn đề cắc cớ, những mâu thuẫn nội tại, do chính những phép chiêm nghiệm đầy huyền hoặc kia sinh ra. Mặc dù những cao nhân đắc Đạo, sự chiêm nghiệm của họ không huyền hoặc. Song sự lưu truyền lại không thể minh thị. Dẫn đến những kẻ chưa đắc đạo, mà đã vội nhận là đắc đạo, đã khiến cho vấn nạn đông phương lý học ngày càng nhiều lên. Cao nhân đắc đạo thì ít, mà giả đắc đạo thì nhiều, thời nào cũng có.
Nay nói lại. Lý thuyết hỗn độn, như ta đã thấy, có bản chất của sự bất định. Nhưng về mặt tổng quan, trong lịch sử phát triển khoa học, đó không phải như là một ngoại lệ hiếm có, hay là một khoa học "nay mới có". Thật vậy, chúng ta hoàn toàn đã thấy qua. Đối với bài toán cơ học, một phương trình chuyển động sẽ xét thấy trạng thái chuyển động của chất điểm. Bài toán n vật, dựa trên các phương trình cơ học. Do Henri Poincaré giải quyết thì thấy tồn tại "sự hỗn độn". Hay là hiệu ứng con bướm. Rồi bài toán dự báo khí hậu, cũng xảy ra hiệu ứng con bướm. sau này, mở rộng hơn nữa, có thể xét đến số omega, siêu omega, và thậm chí cả tới nguyên lý bất định nữa. Thảy đều có chung một bản chất, mà khi ta theo dõi theo mạch sau đây.
Một khối khí trong trạng thái cân bằng là một hệ nhiệt động. Khi ta xét chuyển đông của từng phân tử - mỗi phân tử như là một chất điểm. Do tính tán xạ liên tục - vật lý cổ điển giải thích như vậy. Quỹ đạo của một phân tử đang xét - khả dĩ - sẽ biến đổi liên tục. Kết quả là chúng ta sẽ có một Kết luận - làm cơ sở cho vật lý thống kê. Đó là, chỉ sau một thời gian rất ngắn, phân tử đang xét sẽ quên đi lịch sử của chính nó . Điều này đã ngăn cản việc giải bài toán cơ học n vật trong một hệ nhiệt động. Hiện tượng này, có bản chất Bất định đã được chứng minh bởi Poincare. Nhưng nếu sự việc xảy ra giống như đông phương học, người ta sẽ chỉ dừng lại ở đó và phán xét tính bất định như một chân lý tuyệt đối. và chẳng ai đi nghiên cứu hệ nhiệt động đó nữa. Nhưng khoa học tây phương phát triển. Với tính bất định đó, thì bài toán n vật đã đưa tới sự tiên tri là cái điều bất khả. Song vật lý thống kê, bằng con đường nhiệt động đã tìm ra con đường để khẳng định có tồn tại khả dĩ sự tiên tri. Đó là bằng cách đưa ra những thông số vật lý nhiệt động. Trạng thái của hệ nhiệt động được nghiên cứu, và hàng loạt các định luật về nhiệt động được phát minh như phân bố tốc độ trung bình của Boltzmann, định luật tăng entropi của một hệ nhiệt động cô lập, ... Bằng vào những định luật đó, tính tiên tri vẫn tồn tại, giải quyết được hàng loạt các bài toán, đưa tới sự phát minh ra nền công nghiệp cơ giới, ...
Sang tới hệ sinh học, chúng ta có thể quan sát thấy, ví dụ như con cá. Có một câu chuyện, có một người đi câu cá giải trí, anh ta câu được con cá, bởi đói mồi, tham ăn, nên con cá mắc vào lưỡi câu khá sâu, anh ta gỡ mãi mới gỡ được con cá ra khỏi lưỡi câu, và làm rách miệng của nó (như một sự đánh dấu vô tình). Sau đó anh ta lại thả con cá đó xuống nước, tiếp tục ngồi câu. Lát sau, phao câu động, anh ta giật lên và con cá mắc câu, lại chính là con cá khi nãy anh ta thả nó ra. làm lại động tác thả cả vài lần, anh ta vẫn cứ giật được con cá đó. Chán quá, anh ta bỏ cuộc câu đó. Nhưng điều đó nói lên điều gì ?. Nói lên cái điều là: Chỉ cần 3 giây sau, con cá nó đã quên chính nó, chẳng biết nó là ai !. Quên đi cái lịch sử đau đớn mà nó vừa trải qua. Vì vậy, khi giải bài toán con cá, chúng ta sẽ dễ dàng tiên tri được rằng, con cá sẽ còn mắc câu khi nó vẫn còn chưa được ăn no. Nhưng con người thì khác. Con người thì không quên lịch sử của mình. Nên không thể giải bài toán của con người như giải bài toán con cá. Cũng giống như không thể giải bài toán nhiệt động bằng bài toán cơ học n vật. Nói đến đây, Tôi chợt nhớ câu chuyện mà tôi nói với anh bạn TQ. Rằng: Nhà cầm quyền bọn chúng mày, thời nào cũng giống thời nào, như loài Cá vậy. Hắn nhe răng ra cười, bảo Tôi nói bậy. Tôi chứng minh rằng: thật nhé, Trần Hưng Đạo ba lần thắng quân Nguyên. Lê Lợi thắng quân Minh, Quang trung đánh cho (Tôn sỹ Nghị không kịp mặc giáp) Càn Long nhà chúng mày phải "mặc quần đùi" lên ngựa chạy trốn, ngựa không kịp đóng yên, tướng không kịp mặc giáp, chạy qua biên giới rồi vẫn còn Run, không dám đi vệ sinh. Hắn đỏ mặt tía tai. Tôi phang tiếp, thế mà nhà cầm quyền chúng mày, đời nào cũng vẫn cứ nuôi dã tâm xâm lược nước Nam tao. Đời nào cũng thua, chui cả vào ống đồng mà trốn. Lịch sử còn rành rành ra đấy mà lúc nào cũng quên.
Quay lại vấn đề. Như thế, rõ ràng rằng, để nghiên cứu các đối tượng nhân sinh, xã hội phức tạp, nếu tư duy theo tây phương học, không thể tránh khỏi cái tính bất định. Sẽ dẫn đến hàng loạt mâu thuẫn, bế tắc. Nhưng Đông phương học, nghiên cứu con người, xã hội và thiên nhiên với các hệ phức tạp, không đi theo con đường tây phương đã đi. Mà bằng vào hệ luận khác. Khả dĩ khắc phục đầy đủ tính bất định và Tất định đơn giản của Thế giới. Vì thế, đem lý thuyết hỗn độn, đem lý thuyết số omega, lý thuyết bất định, mà không xem xét chúng trong hệ luận đông phương học là bất hợp lý.
Đơn giản là vậy.
Thân ái.