Chúng ta hãy lần lượt xét từng vấn đề mà ngài giáo sư đề cập đến:
Vấn đề cái ác và tiêu cực.
Vị giáo sư đó nêu:
"Négatif" trong tiếng Pháp là một từ có hai nghĩa, thứ nhất là những phẩm chất xấu, tiêu cực, thứ hai là chức năng phủ định. Trong tiếng Việt, hai nghĩa này diễn đạt bằng hai từ khác nhau, từ "tiêu cực" và từ "phủ định". Tôi sẽ trình bày về khái niệm Négatif. Nghiên cứu về 3 chủ đề nói trên, tôi thấy chúng có chung một vấn đề mà tôi gọi là cái Tiêu cực. Hiện nay, có một luồng tư tưởng cho rằng tiến trình của thế giới là đi đến một thế giới mà trong đó, tất cả những cái Tiêu cực đều bị loại trừ một cách dễ dàng, chỉ còn lại toàn bộ những cái tích cực. Điều đó thể hiện khát vọng loại trừ hết cái Tiêu cực, chỉ còn cái Tích cực (cái tích cực ở đây là hoà bình, hữu nghị, hợp tác, là tất cả những cái tốt đẹp mà chúng ta mong muốn). Nhưng tôi cho rằng có lẽ không nên có một khát vọng như vậy. Trước khi bàn đến cái khát vọng đó, tôi sẽ trình bày sự phân biệt hai khái niệm cái Ác và cái Tiêu cực. Công việc của tôi là công việc của một nhà Triết học nên trước hết phải phân biệt rành mạch các khái niệm. Cái Ác và cái Tiêu cực trong cách dùng hiện nay vẫn có sự lẫn lộn. Chúng ta phải đối lập giữa một bên là cái Ác, một bên là cái Tiêu cực.
Khái niệm cái Ác là ý niệm đạo đức, còn khái niệm cái Tiêu cực là ý niệm chức năng. Cái Ác là ý niệm đạo đức thì nó dẫn đến một khái niệm khác là "Chủ thể", còn cái Tiêu cực là ý niệm chức năng thì nó dẫn đến khái niệm "Quá trình", dẫn đến sự suy nghĩ về quá trình. Cái Ác gắn với khái niệm chủ thể thì người ta nghĩ đến việc loại trừ cái Ác, còn cái Tiêu cực gắn với khái niệm quá trình thì người ta nghĩ đến việc đưa nó gia nhập vào quá trình. Trong quá trình đó có những phương diện gắn bó với nhau. Ở đây, tôi xin trích dẫn một câu của Héraclite: "Cái đối lập luôn tham gia vào sự hợp tác".
Ý niệm cái Ác gắn với truyện kể, chẳng hạn câu chuyện Adam và Eva trong Kinh thánh kể về cái Ác thông qua hình ảnh con rắn. Như vậy là cái Ác có tính kịch, còn cái Tiêu cực không được kể mà nó được miêu tả, có sự miêu tả thế giới, miêu tả cái toàn bộ. Trong cái toàn bộ ấy người ta miêu tả những phương diện khác nhau và miêu tả sự hợp tác của chúng với nhau.
Hai ý niệm này dẫn đến hai hình ảnh. Ý niệm về cái Ác thì dẫn đến hình ảnh bậc Thánh, còn ý niệm về cái Tiêu cực thì dẫn đến hình ảnh bậc Hiền giả. Như vậy, cái Tiêu cực đối lập với cái Ác, còn Hiền giả đối lập với Thánh. Vị Thánh là nạn nhân của cái Ác, và tìm cách chạy trốn khỏi cái Ác. Còn bậc Hiền giả thì không phàn nàn mà ngắm nhìn thế giới, tìm cho ra tương tác giữa các phương diện, các nhân tố tạo ra quan hệ ấy. Sự đối lập giữa hình ảnh vị Thánh và hình ảnh bậc Hiền giả dẫn đến những thái độ khác nhau trong cuộc sống và trong Triết học. Làm theo hình ảnh vị Thánh thì tìm cách thoát khỏi cái Ác, còn làm theo hình ảnh bậc Hiền giả thì tìm cách để dung hoà những cái đối lập trong một toàn thể. Vậy là ở đây lại có thêm một đối lập nữa. Gắn với hành vi, cách cư xử của vị Thánh là sự cứu rỗi để thoát khỏi cái Ác, còn bậc Hiền giả thì không tìm cách cứu rỗi để thoát khỏi cái Ác mà nhìn thế giới trong cái toàn thể, tìm cách thấy được mối quan hệ giữa cái Tích cực và cái Tiêu cực.
Ta có thể kết luận rằng: Vị giáo sư này quan niệm rằng : Cái tiêu cực là đối lập với cái ác !. Và đó mới là vấn đề.
Thưa rằng, quan điểm đó là Sai hoàn toàn !. Và nếu nó là Sai, thời các lập luận của vị đó buộc chúng ta phải đặt vấn đề.
Thật vậy, khi nói đến cái Ác, ngay từ đầu vị giáo sư đã đề cập thẳng đến bản chất của cái gọi là Ác. Rõ ràng, và rất dễ hiểu, khi nói tới cái Ác, tự nhiên nhất, chúng ta phải đứng trên cái Thiện mới có thể đánh giá được Nó là cái Ác !!!. Nếu không có cái Thiện, thì cái bất Thiện là không thể phân biệt được. Cũng như cái Xấu, nếu ta không có cái Đẹp để so sánh, lập tức xấu hay đẹp ta không thể phân biệt được. Vì thế, bản chất của cái Ác, hay cái Xấu là có tính Nhị nguyên, vốn nó đã là như vậy. Mà nói tới Nhị nguyên, thì phải đề cập tới phạm trù về Cặp đối lập. Cái Ác thuộc về cặp đối lập Thiện - Ác. Làm sao có thể đối lập được với cái Tiêu cực được !.
Đó là nói chuyện ngay trong nội tại của thế giới Triết Tây. Chứ liên hệ với Triết Đông thì vị giáo sư này hiểu cái Ác còn i tờ tờ i ... ti lắm.
Thế giới Vốn nhị nguyên âm dương, có bản chất đối lập, nhưng tương đối. Bởi vậy, Thiện và Ác là một cặp đối lập, Tiêu cực và Tích cực là một cặp đối lập khác. Hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau, chúng phân biệt đến nỗi đông phương học đã lưu tâm đến và tự nhiên nhất đã thiết lập nên một hệ thống triết học hoàn chỉnh. Không có chuyện cái Ác và cái Tiêu cực làm thành một cặp phạm trù đối lập được. Nói rằng Thiện là Dương thì Ác là Âm đối lập với nhau, Tích cực và Tiêu cực là đối lập, có bản chất hành vi, cũng được phân loại âm dương. Như vậy, lý học đông phương, tự thân nó đã phân biệt từ sơ khởi Thiện và Ác là khái niệm, Tích cực và Tiêu cực là hành vi. Cả hai cặp phạm trù đó muốn phân biệt là phải gắn với một Chủ Thể xác định. Như Thiện và Ác thì phải gắn với Đạo Đức, Tích cực và Tiêu cực phải gắn với sự "Phát triển" - đó là một hành vi !!!
Như Ta đã biết, đã là âm dương thời phải có Tứ tượng !. Tức là âm dương phải có chuyển hóa thì thế giới mới nảy sinh, tồn tại và phát triển. Do đó, tự thân nó, cái Ác làm nền cho sự tồn tại của cái Thiện và ngược lại. Nhờ song hành mà phát triển. Thế giới muốn tốt đẹp, cái Thiện là phổ biến thì phải có cái Ác thể hiện, Đạo đức chính là động lực "dẹp" bỏ cái Ác, nhưng muốn cái Ác bị dẹp bỏ thì cái Thiện phải hiện thực. Tức là Đạo đức được Thể hiện. Như thế ta thấy sự giao hòa, chuyển hóa giữa cái Ác và cái Thiện để phát sinh ra Đạo Đức. Sự tương giao, chuyển hóa thiện ác mới cho ta có cái Đạo đức, hay nói cách khác, khi cái Thiện chế cái Ác thì đạo đức mới được thực hành. Cho nên, người ta mới thấy cái Đạo Lý của nó. Vì vậy, Đạo là ở chỗ khi ta thấy cái Lý chế hóa của thiện ác thì Đức thể hiện. Nên mới có Đạo Đức là vậy. Cho nên Ta thường thấy nói: Có hành được Đạo thì cái Thiện mới hiện thực, mà có cái Thiện thì mới thấy được cái Đức. Minh Triết của Đạo Đức là thế, trong đời sống của mọi xã hội, có xã hội nào mà không có hai chứ Đạo Đức hay không ?. Sao dám bảo không có minh triết tây phương ?. Chỉ có khác ở chỗ, minh triết đông phương thì thấu tỏ cái gốc của nó là Đạo, còn tây phương thì không, bởi cái gốc không có, nên cái nền minh triết đó nó mới cằn cỗi, và người ta phải lấy cái nền văn minh cơ học, hay thậm chí cái gọi là khoa học hiện đại ngày nay để lấp lỗ trống mà thôi.
Cũng từ đây, Ta thấy nổi lên cái gọi là Phổ Quát. Rõ ràng Đạo Đức có giá trị phổ quát. Hãy hiểu Phổ quát như là một sự tổng quát một quan niệm, một khái niệm hay một hành vi, cũng như một giá trị, nào đó mang tính tất yếu. Thế tất, rất rõ ràng, Đạo Đức có một gái trị phổ quát. Bởi tính phổ biến của nó và giá trị nền tảng của nó trong mọi cơ cấu và phát triển của mọi xã hội. Ai dám nói cái Phổ quát không phải là phổ biến, mang giá trị đặc trưng ?. Thật là buồn cười khi vị giáo sư đề cập phổ quát như là :
Triết học sau Kant trong việc giải thích những hành động, những ứng xử cá nhân thì họ tìm những động cơ cá nhân, những động cơ đặc biệt và một khi như vậy thì bản thân khái niệm phổ quát không có tính phổ biến, nó chỉ có giá trị trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Bản thân khái niệm phổ quát nó có tính chất đặc biệt, người ta cứ đinh ninh rằng khái niệm phổ quát là có tính phổ biến nhưng với sự phát triển của nó thì khái niệm phổ quát không phổ biến trong lĩnh vực khoa học xã hội, lĩnh vực đạo đức. Như vậy, bản thân khái niệm phổ quát là không phổ biến. Đặc biệt thế hệ chúng tôi thì tôi cảm nhận rất rõ vấn đề này. Ví dụ, người phương Tây thì cứ đinh ninh rằng văn minh phương Tây là phổ biến nhưng đến thế hệ chúng tôi thì tôi thấy rằng, bên cạnh nền văn minh phương Tây có những nền văn minh khác, những nền văn minh này cũng chính đáng như nền văn minh phương Tây. Tức là văn minh phương Tây không phải là cái phổ biến cho toàn nhân loại, bên cạnh nền văn minh phương Tây có những nền văn minh khác.
Đó chẳng qua là sự nhầm lẫn khái niệm, phổ quát và đặc trưng. Bởi vì không hiểu gì về Đạo, nên mới có sự nhầm lẫn như vậy !.
Sơ lược như vậy, để chúng ta hiểu cái giá trị nhân bản và sâu sắc của triết học phương đông. Chỉ có một nền triết học toàn diện như vậy, mới có thể nuôi dưỡng một Minh Triết và gắn liền với không gian, thời gian cũng như lịch sử và tiến trình văn minh của con người Việt Nam. Rất tiếc, thời đại nay, chúng ta, những con người VN, mà thể hiện cao nhất ở các vị Học Giả (hình như không Thật) lại rất u minh với chính nền triết học và minh triết của Dân tộc !.
Thân ái .