Bài tựa về La Kinh
Xét về phương pháp chế tạo La Kinh, trước hết do vua Hiến Đế chế tạo ra, sau ông Chu Công bắt chước và dùng kim chỉ nam để định phương vị. Tuy nhiên khi ấy chỉ có 12 địa chi. Đến ông Trương Lương đời nhà Hán, mới phối hợp với bát can (8 phương vị về thiên can) và tứ duy (là 4 phương: Kiền, không, cấn, đoài) vào khoảng giữa 12 hàng chi và đặt tên là địa bàn.
Đến Dương Công và Lại Công 2 vị thêm 2 tàng nữa, gọi là thiên bàn và nhân bàn, tất cả hợp lại gọi là không bàn (tức tam tài). Trong đó tất cả hành động của các tinh tú đều được trình bày đầy đủ, diễn tả được những bí mật và ngũ hành của Hà đồ, Lạc thư: phơi bày những sự hiện, tàng, kỳ diệu của các quẻ. Đến vua Phục Hy và Văn Vương, lấy những cái kỳ dị của các quẻ, biết được tinh vi và thể dụng rộng rãi, biến hóa vô cùng, bao la vậy thay, gồm hết thảy muôn vàn hiện tượng cả dọc ngang trên trời đất. Trên có thể hiểu thấu được hành động của các vì sao luân chuyển; dưới có thể phân biệt được các núi, sông phương hướng tốt xuất; giữa có thể định được dương cơ, âm phân cho mọi người, về sự phúc họa .v..v.. Dùng làm được muôn việc, thật là quý báu vô cùng.
Từ đời Hán, Tấn, Đường, Tống đến nay, nhiều bậc danh nhân, hiền sĩ nổi tiếng; ngoài 4 vị họ Dương, Tăng, Liêu, Lại ra cũng không thiếu gì những người làm việc phúc đức để giúp ích cho người nghèo, rất là linh nghiệm.
Xét về cách trước thư lập ngôn của các vị này, ta thấy căn cứ vào các Tịnh thế, sơn loan, nhưng thực dụng lại phải căn cứ vào La Kinh. Những nhà địa lý sau này, giảng vẽ loan đầu, chọn hình tượng, đặt cách đo hoạch, chia ra nhiều môn, nhiều kiểu, đua nhau ra đời. Tuy nhiên giảng về La Kinh không biết yếu điểm của địa lý, là lấy loan đầu làm thế. La kinh làm dụng, thì chưa rõ nghĩa của La kinh, mà làm sai một Ly thì sai đi một dặm. Nếu La Kinh không rành thì không thể căn cứ vào đâu để phân biệt long, huyệt, sa, thủy; thật, giả, tốt, xấu như vậy dẫu có được loan đầu thích hợp của luôn lẫn lộn giữa vị trí giữa tốt và xuất khiến cho nước hung, khí sát, xung vào hài cốt, làm cho hao người tốn của, sự tai hại thật là vô cùng không thể tránh thoát.
Người đời thường nói: Thầy Địa lý không rành làm tai hại cả toàn gia tông tộc! Lời ngạn ngữ ấy rất đáng tin. Tôi đã học tập nhiều năm về Địa lý, hiểu biết khá rộng về sự tốt xấu của các Tinh, Loan, thế mà, khi chọn lựa Tinh đẩu vẫn còn sợ chưa hiểu thấu rành rẽ về La Kinh, rất khó quyết định được họa, phúc . Sau đó tôi tìm tòi các sách cổ, kim và tìm thầy học đạo, đem hết tâm trí để nghiên cứu La Kinh, lặn lội đi khắp mọi nơi, thăm những ngôi mộ danh tiếng để khảo nghiệm về họa phúc, không 1 chút điểm sai lầm. Như vậy mới hiểu rằng 3 yếu tố quan trọng của Địa lý: trong có thể tự hỏi mình, ngoài có thể chất vấn người khác, và khi chọn 1 ngôi mộ cho ai phải làm sao chọn được chỗ tốt, tránh được nơi xấu, không xảy ra sự suy bại tai hại cho người. Bởi vì khoa Địa lý rất là tinh vi, nào là Xuyên Sơn Thấu Địa, Tiêu Sa, Nạp Thủy, Phân Kim, Tọa Độ, tầng thứ rất phiền phức, lý luận rất sâu xa. Có khi nhiều tầng chia ra để dùng, có khi 2 tầng kiêm dụng chung cả, có khi 1 tầng dùng cho 2 việc, có khi nhiều tầng hợp lại mà thông dụng, đó là những biến hóa vô cùng huyền diệu, ta phải có linh cảm để mà hiểu thấu chi ly, nếu sai 1 chút, sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Nay tôi căn cứ vào La Kinh gồm có 36 tầng của người xưa, viết thành sách để phổ biến ra 4 phương, cho mọi người đời sau cùng biết, có thể căn cứ vào các đồ án để chọn Loan Đầu, cho tận thiện, tận mỹ, để việc tạo phước khỏi bị sai nhầm.
Bài tựa này làm tại : Thái Nguyên Tứ hợp đường âm dương học Vương Đạo Hanh viết ở Phượng Sơn thư trai Mùa thu năm Quý Mùi , thời vua Đạo Quang thứ 3 .