Tư liệu tham khảo:
Luận nạp âm thủ tượng :
– Âm tức Hoàng đế tương nơi Giáp Tí phân khinh trọng mà phối thành 60, có tên Hoa Giáp tí, chữ Hoa thật rất ảo diệu. Thánh nhân mượn ý mà dụ vậy, không nên chấp nê cái ý nầy. Từ Tí đến Hợi trong 12 cung rải đều Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, ban đầu khởi ở Tí là nhứt dương và cuối cùng ở Hợi là lục âm, ngũ hành sở thuộc Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ tại Thiên là ngũ hoàng, tại địa là ngũ nhạc, ở đức là ngũ thường, ở nhân là ngũ tạng, đó là mạng vậy, nên Giáp tí sở thuộc ứng mạng, mạng tức là việc cả một đời. Cho nên các tượng Giáp tí nạp âm là thánh nhân dụ vậy, cũng như các việc của đời người vậy. Vì sao gọi Tí Sửu là âm dương thai nghén, nhân tại bào thai mà vật tạng ở căn rễ chưa có hình thành, đến Dần Mảo thì âm dương bắt đầu mở dần , nhân cũng lần sanh trưởng , sự tinh hoa của vật cũng dần tạo ra như người bắt đầu lập thân vậy, qua Thìn Tỵ thì khí âm dương đã thành vật cho trái đẹp như người đến tuổi 30, 40, dến Ngọ Mùi thì khí âm dương sáng rõ mà vật đã tề chỉnh và người thì đến 50, 60 ; việc bần tiện phú quý đã định rõ, sự hung suy cũng biết rành, khi qua Thân Dậu thì âm dương tiêu sát vạt thì thâu thành người thì quy súc, mỗi đều tinh cả, đến Tuất Hợi thì âm dương bế tắc, khí vật trở về gốc, người cũng ngưng nghĩ, tất cả đều quy vậy. Nói qua về 12 vị ấy cứ lần lượt trước sau mà hiểu luc thập Giáp tí.
– Sao mà tương cho Giáp Tí, Ất Sửu là Hải trung Kim, bởi khí ở bao tạng có tên mà không có hình, do người ở trong bụng mẹ vậy
Nhâm Dần, Quý Mão tuyệt địa, Kim khí thô sơ bạc nhược nên gọi là Kim bạc Kim.
Canh Thìn, Tân Tỵ là Kim ở đất Thổ Hỏa, khí đã phát sanh, Kim còn tại mỏ, nơi gởi hình để sanh dưỡng lại nhận chánh sắc ở phương Tây nên gọi là Bạch lạp Kim
Giáp Ngọ, Ất Mùi tức khí đã thành, vật chất đã tự chắc thật, cuộn nơi cát mà cũng biệt nơi cát, ở nơi Hỏa mà luyện cũng nơi Hỏa nên gọi là Sa trung Kim.
Nhâm Thân, Quý Dậu khí vật cực thạnh, đang lúc thâu liễm, thoát làm mủi nhọn như dao, do chánh vị là Thân Dậu lại đặt vào can Nhâm Quý tức Kim Thủy phối luyện để thành công dụng của Kim vậy, đến Tuất Hợi thì khí Kim tạng phục hình thể đã tàn, nung đúc trang điểm đã thành hình trạng, cát chứa trong lầu các không làm gì nữa nên công dụng của Kim đã hết do đó gọi Canh Tuất, Tân Hợi là Xoa xuyến Kim.
Sao Nhâm Tí, Quý Sửu lại dùng cái tượng như cây dâu, bởi khí ở nơi quanh co hình trạng chưa thẳng và lại cư nơi đất Thủy, nhận khí dâu tàm theo thời mà sanh.
Canh Dần, Tân Mão thì khí đã qua dương, được tài bồi cái thế lực mà tráng kiện chỉ nại ở dưới Kim, nhưng thường Kim có chất sương thì trở thành chắc chắn, Mộc cư ở đó thì thành vượng nên tánh cũng được kiên cố do đó gọi là Tùng bá Mộc.
Mậu Thìn, Kỷ Tỵ thì khí không thành lượng, vật đã đúng thời, cành lá tốt thịnh sầm uất mà thành rừng, lại lúc Mộc rất thạnh nên gọi là Đại lâm Mộc.
Nhâm Ngọ, Quý Mùi Mộc mà đến Ngọ thì tử, đến Mùi thì mộ cho nên dương liễu thanh mùa Hạ lá tàn, cây nhành có phần nhược nên tánh chất là nhu mềm bèn gọi là Dương liễu Mộc.
Canh Thân, Tân Dậu thuộc Kim ngũ hành mà nạp âm thuộc Mộc, lấy tương khắc mà dùng, bởi tánh mộc cay chỉ có nơi Thạch lựu, khí đến Thân Dậu thì tịnh túc, vật dần thành thực, do Mộc ở đất Kim có vị cay nên gọi là Thạch lựu Mộc vậy, xét thấy các Mộc khác đến Ngọ thì tử nhưng chỉ riêng Mộc này đến Ngọ lại vượng đó cũng do tánh mà khác.
Mậu Tuất, Kỷ Hợi thì khí quy về tàng phục âm dương bế mộ, khí mộc về gốc, nấp ở nơi Thổ cho nên gọi là Bình địa Mộc vậy.
Bính Tí, Đinh Sửu vì sao mà dùng tuong nhuận thủy, bởi khí chưa thông tế, chẳng phải nơi thủy lưu, có được nơi thấp thì thủy tụ cũng tùy theo đất mà thôi nên gọi là Nhuận hạ Thủy.
Giáp Dần, Ất Mảo khí dương xuất rõ, thế thủy nương ở gốc, lưu hành cuồn cuộn ở phương Đông cái thế rất mạnh nên gọi là Đại khê Thủy.
Nhâm Thìn, Quý tỵ thế mạnh ở Đông Nam tàng khí Ly cung, Hỏa thế sáng mạnh, Thủy được quy khố, vừa nhiều vừa lưu nên gọi là Trường lưu Thủy.
Bính Ngọ, Đinh Mùi khí đang lên xuống, ở cao thì hỏa sáng có thủy chảy do mưa, trong thủy có hỏa thì chỉ ở trên trời mới có nên gọi là Thiên hà Thủy.
Giáp Thân, Ất Dậu khí an tịnh dừng nghĩ, mẫu tử đồng vị, xuất mà không cùng, múc mà không kiệt nên gọi là Tỉnh tuyền Thủy.
Nhâm Tuất, Quý Hợi là đất thiên môn, khí quy về bế tắc thủy trãi khắp mà không xa, thế quy mà yên lặng, đến mà không cùng, nạp vào mà không đầy tràn nên gọi là Đại hải Thủy vậy.
Mậu Tí, Kỷ Sửu sao lại lấy tượng Tích lịch Hỏa, bởi khí tại nhứt dương mà hình thì ở thủy vị, thủy ở trong hỏa khí là hạng thần long nên gọi là Tích lịch Hỏa.
Bính Dần, Đinh Mảo khí dần phát huy, do nơi cây cỏ mà hiển ra, âm dương thì lửa thiên địa thì lò nên gọi là Lư trung Hỏa.
Giáp Thìn, Ất Tỵ là nơi hình khí thạnh, thế ở chỗ cao chiếu sáng tới chỗ tối tăm nên gọi là Phúc đăng Hỏa.
Mậu Ngọ, Kỷ Mùi khí quá dương cung, trùng ly tương hội, chớp sáng giao nhau phát nóng lên trên nên gọi là Thiên thượng Hỏa.
Bính Thân, Đinh Dậu thì khí dừng mà hình núp, cái thể hỏa quang đã cát giấu mà quy về Đoài vị nên sức nhỏ thế yếu nhìn chẳng rõ xa nên gọi là Sơn hạ Hỏa.
Giáp Tuất, Ất Hợi gọi là Sơn đầu Hỏa bởi sơn tạng hình mà đầu thì đơn quang, trong sáng ngoài tối, ẩn dấu không lộ, đem ánh quang đến hết quy về dừng nghĩ ở trong nên gọi là Sơn đầu Hỏa.
Canh Tí, Tân Sửu sao dùng tượng Bích thượng Thổ, bởi khí ở nơi bế tắc, vật chuộng được bao nấp, che hình chận thể, trong ngoài không giao nhau nên gọi là Bích thượng Thổ.
Mậu Dần, Kỷ Mảo khí đã thành vật, có công nuôi vật, phát ở nơi rễ mà trưởng thành ở nhụy đài nên gọi là Thành đầu Thổ.
Bính Thìn, Đinh Tỵ khí đã thành dương, phát sinh đã quá, thành mà chưa đến nên gọi là Sa trung Thổ.
Canh Ngọ, Tân Mùi thì khí đang thành mà hình vật đã lộ hình, có hình tức đã có chất tức vật đã rõ ràng nên gọi là Lộ bàng Thổ.
Mậu Thân, Kỷ Dậu khí đã dừng nghĩ, vật đã thâu liễm quy về, đẹp mà vô sự nên gọi là Đại trạch Thổ.
Bính Tuất, Đinh Hợi khí đã thành mỹ mãn, âm dương trãi khắp, thế đã nhàn hạ nên gọi là Ốc thượng Thổ.
Ta thấy Lộ bàng Thổ sanh ra năm thứ cốc mễ nơi Ngọ Mùi cũng là thời hưng thạnh trưởng dưỡng. Đại trạch Thổ thông đạt 4 phương nơi Thân Dậu cũng đạt được lý hanh thông ; Thành đầu Thổ dùng để phòng sự công kích, Vương hầu nhờ nó để lập nước giữ dân vậy. Bích thượng Thổ là phấn để trang sức, thần dân đều cho dùng. Sa trung Thổ là đất rất nhuận, Thổ mà nhuận thì sanh nên chưa tới mà hữu dụng. Ốc thượng Thổ chỉ cho sự thành công, đã thành công thì dừng mà nhất định không đổi, bởi trong ngũ hành sự che chở dưỡng dục, tam tài ngũ hành đều không thể mất nơi cao thấp, mà đắc vị ở tứ quý mà có công, Kim thì được sắc nhọn cứng cáp, Hỏa thì được quang minh chiếu diệu, Mộc thì được tươi tốt xum xuê, Thủy thì được sung mãn không phiếm, Thổ thì được cấy gặt dồi dào, tụ mà không tán tức phải là sơn, sơn thì cao ; tán mà không tụ tức đúng căn nguyên, dùng mà không cùng, sanh mà không hết, cái công dụng hết sức to lớn.
Lại nghe các nhà nhựt gia nói :
Giáp Tí, Ất Sửu, tí thuộc thủy lại là hồ, tất thủy dụng, kim lại tử ở tí mộ ở sửu, thủy vượng mà kim tử mộ nên gọi là Hải trung Kim.
Nhâm Thân Quý Dậu, thân Dậu là chánh vị của Kim, Lâm quan ở thân Đế vượng tại Dậu, Kim đã được sanh vượng tức thành cường vậy nên gọi là Kiếm phong Kim.
Canh thìn Tân tỵ, kim dương ở Thìn mà sanh ở Tỵ, hình chất chưa thành nên chưa được cứng mạnh nên gọi là Bạch lạp Kim.
Giáp Ngọ, Ất Mùi là đất vượng Hỏa, hỏa vượng thì Kim bại, Mùi là đất hỏa suy, hỏa suy thì kim quan đới bại mà phương quan đới thì chưa thể cắt chặc nên gọi là Sa trung Kim.
Nhâm Dần, Quý MẢo, dần mảo là đất vượng mộc, mộc vượng thì kim loa, kim thì lại tuyệt ở dần thai ở mảo kim đã không còn lực nên gọi là Kim bạc Kim.
Canh Tuất, Tân Hợi, kim đến tuất thì suy, đến hợi thì bịnh, Kim đã suy bịnh thì yếu mềm vậy nên gọi là Xoa xuyến Kim.
Bính Dần, Đinh Mảo , dần là 3 dương mà mảo là 4 dương, Hỏa đã đắc địa lại được dần mảo mộc sanh, đây là thời thiên địa khai lư vạn vật thì sanh nên gọi là Lư trung Hỏa.
Giáp Tuất, Ất Hợi là thiên môn, hỏa chiếm thiên môn thì ánh quang rất cao nên gọi là Sơn đầu hỏa.
Mậu Tí, Kỷ Sửu, sửu thuộc thổ tí thuộc thủy, thủy ở chánh vị mà nạp âm thuộc hỏa chỉ có nơi hạng thần long nên gọi là Tích lịch Hỏa.
Bính Thân, Đinh Dậu, thân là đất nhà dậu là nhựt nhập chi môn, nhựt đến đây thì hết ánh quang nên gọi là Sơn hạ Hỏa.
Giáp Thìn, Ất Tỵ, thìn là thực thời tỵ là khu trung, nhựt ở đây thì đẹp thế dương chiếu cho thiên hạ nên gọi là Phúc đăng Hỏa.
Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Ngọ là nơi vượng hỏa, Mộc ở trong Mùi trở lại sanh cho Hỏa, tánh nóng phát lên lại gặp sanh địa nên gọi là Thiên thượng Hỏa.
Mậu Thìn, Kỷ Tỵ là cồn bãi ; Tỵ là lục dương, mộc đến đây thì cành lá tươi tốt, đã tốt cành lá mà lại ở nơi cồn bãi nên gọi là Đại lâm Mộc vậy.
Nhâm Ngọ, Quý Mùi ; mộc tử ở ngọ mộ ở mùi, mộc đã tử mộ tuy được thiên can Nhâm Quý thủy sanh nhưng cũng bị nhu nhược nên gọi là Dương liểu Mộc.
Canh Dần, Tân Mảo ;Mộc lâm quan dần đế vượng mảo Mộc đã sanh vượng thì không còn nhu nhược nữa nên gọi là Tòng bá Mộc.
Mậu Tuất, Kỷ Hợi ; tuất là cồn bãi hợi là nơi sanh mộc, Mộc mà ở nơi cồn bãi thì như thể một gốc một cây nên gọi là Bình địa Mộc.
Nhâm Tí, Quý Sửu ; tí thuộc thủy sửu thuộc thổ, thủy thì sanh mộc mà bị thổ phạt nên phải làm loại dâu tằm để phương sanh do đó gọi là Tang đố Mộc.
Canh Thân, Tân Dậu ; Thân thuộc tháng 7 dậu thuộc tháng 8, đây là thời mộc tuyệt, chỉ có thạch lựu mới kết thật nên gọi là Thạch lựu Mộc.
Canh Ngọ, Tân Mùi ; ngọ mùi thì vượng hỏa, hỏa vượng thì thổ được thêm, lại thọ sanh nơi thổ, nên gọi là Lộ bàng Thổ vậy.
Mậu Dần, Kỷ Mảo ; thiên can mậu kỷ thuộc thổ, dần là cấn do tích thổ mà thành sơn nên gọi là Thành đầu Thổ.
Bính Tuất, Đinh Hợi ; Bính Đinh thuộc Hỏa, Tuất hợi là thiên môn, Hỏa đã nóng lên trên thì thổ chẳng ở dưới mà sanh nên gọi là Ốc thượng Thổ.
Canh Tí, Tân Sửu, sửu tuy là thổ chánh vị mà tí lại là nơi vượng thủy, thổ gặp thủy thì thành bùn nên gọi là Bích thượng Thổ.
Mậu Thân, Kỷ Dậu ; thân thuộc đất khôn dậu thuộc đoài trạch, Mậu Kỷ thổ lại thêm Khôn Đoài nên là nơi đầm trạch lớn mới gọi Đại trạch Thổ.
Bính Thìn, Đinh Tỵ ; Thổ khố ở Thìn tuyệt ở tỵ mà thiên can là Bính Đinh hỏa đến thin là quan đới, tỵ là lâm quan, trên đã tuyệt khố mà gặp hỏa vượng trở lại sanh nên gọi là Sa trung Thổ.
Bính Tí, Đinh Sửu ; thủy vượng ở tí, suy ở sửu, vượng mà trở lại suy nên không thể là sông hồ do đó gọi là Giãn hạ Thủy.
Giáp Thân, Ất Dậu ; lâm quan thân đế vượng dậu, Kim đã sanh vượng thì thủy nương đó mà sanh, sức lực chưa lớn nên gọi là Tỉnh tuyền Thủy.
Nhâm Thìn, Quý tỵ ; thin là thủy khố, tỵ là nơi kim tràng sanh, kim đã sanh mà thủy đã vượng lại khố thủy mà gặp kim sanh thì tất dòng chảy không cạn nên gọi là Trường lưu Thủy.
Bính Ngọ, Đinh Mùi ; Bính Đinh thuộc hỏa, Ngọ là nơi vượng hỏa nạp âm lại là thủy, thủy từ hỏa mà xuất chỉ là ngân hà mới có nên gọi là Thiên hà Thủy.
Giáp Dần, Ất Mảo ; Dần là Đông Bắc, Mảo là chánh Đông, Thủy lưu ở chánh Đông thì tánh được thuần nên sông ngòi hồ lạch đều hợp lại mà về nên gọi là Đại khê Thủy.
Nhâm Tuất, Quý Hợi thủy, Tuất Quan đới, Hợi Lâm quan nên lực rất mạnh, lại Hợi là sông chẳng có thủy nào sánh được nên gọi là Đại hải Thủy.
Thuyết tuy không thông nhưng có thể thấy rõ được cái nghĩa tương hỗ dùng tương của cổ nhân vậy.
Thường luận rằng ngũ hành thủ tượng do nơi sự đối đải mà phân âm dương, trước sau biến hóa rõ ràng.
Như Giáp Tí Ất sửu đối với Giáp Ngọ Ất Mùi, Hải trung Sa trung lấy Thủy sanh mà biện phân âm dương vậy. Nhâm Dần Quý Mảo đối với Nhâm Thân Quý Dậu lấy Kim Mộc mà biện cương nhu khác nhau vậy. Canh Thìn Tân Tỵ, Canh Tuất Tân Hợi ,Bạch lạp Xoa xuyến, Càn Tốn khác phương, hình sắc mổi lạ. Nhâm Tí Quý Sửu đối với Nhâm Ngọ Quý Mùi, Tang đố Dương liểu, một cong một mềm, hình chất khác nhau vậy. Canh Dần Tân Mảo đối với Canh Thân Tân Dậu, Tùng bá Thạch lựu một cứng một cay, tánh vị đều khác vậy. Mậu Thìn Kỷ Tỵ đối với Mậu Tuất Kỷ Hợi, Đại lâm Bình địa một thịnh một suy, Tốn Càn đối phương. Mậu Tí Kỷ Sửu đối với Mậu Ngọ Kỷ Mùi, Tích lịch Thiên thượng, lôi đình huy tiên nhật nguyệt đồng chiếu vậy. Bính Dần Đinh Mảo đối với Bính Thân Đinh Dậu, Lư trung Sơn hạ hỏa thịnh mộc thiếu kim cường hỏa diệt. Giáp Thìn Ất Tỵ đối với Giáp Tuất Ất Hợi, Phúc đăng Sơn đầu, hàn quang sợ gió, đưa quang về Cấn. Bính Thìn Đinh Tỵ đối với Bính Tuất Đinh Hợi, Sa trung Ốc thượng, cạn ướt tương hỗ biến hóa thỉ chung.
Xét tròn xét vuông không ngoài vượng tướng tử hưu tù. Lấy gần lấy xa chẳng rời Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Lấy can chi mà phân phối ngũ hành, luận âm dương mà sáng tỏ trước sau, thiên thành nhân lực gồm tương sanh vượng tử tuyệt các loại. Kêu là lục thập Giáp tí chẳng qua Thánh nhân mượn cái tượng mà làm rõ cái lý ; tính chất hình sắc của ngũ hành công dụng chẳng thể không khúc tận mà tạo hóa không dư chứa.
Trong Dịch nói đạo lập thiên âm với dương nhật là Thiên đạo vậy, 10 ngày thay đổi là đã rõ cái nghĩa âm dương, còn cái đạo lập địa thì cương nhu thời tức địa đạo vậy. Từ Tí đến Hợi có 12 thời thứ bậc mà rõ nghĩa âm dương, trước bày thanh sau đó là âm, cho nên dùng nhật thời thác tống nạp giáp để thành ngũ âm, lấy lục tượng đó là tam tài đủ mà ngũ hành không dư vậy. Dùng can là Lộc mà định quý tiện, lấy chi là mệnh để định trường đoản, lấy nạp âm là thanh để xét thanh suy, người nếu có Lộc, mệnh thân đều được vượng tướng, tam tài đắc khí thì chắc khoái lạc trường thọ ; nếu bị tử tuyệt hưu tù, tam tài thất khí thì một đời trần ai khốn khổ chẳng sai.