Trang 98-99 có đoạn ghi như sau:
Lai lịch của 12 thứ.
12 thứ xuất phát từ phương pháp ghi chép dựa theo Tuế tinh. Tuế tinh là chỉ sao Mộc (Mộc tinh); thời gian di chuyển hết một vòng trong vũ trụ của ngôi sao này là 11,86 năm. Vì vậy với mục đích giải thích rõ sự di chuyển của các vì tinh tú cũng như sự thay đổi của tiết khí, người xưa đã chia đều thiên xích đạo thành 12 phần bằng nhau, khiến cho điểm Đông chí vừa và năm ở vị trí chính giữa của một phần nào đó. Phần này cũng chính là Tinh Kỷ. sau đó lần lượt sắp xếp thành 12 thứ theo hướng từ Tây sang Đông, mỗi thứ với một tên gọi riêng. Người xưa cũng ghi chép lại thứ mà Mộc tinh đi đến trong từng năm và hình thành nên tư liệu ghi chép rất tự nhiên của từng năm. Phương pháp ghi chép năm theo Tuế tinh bắt nguồn từ “Tả truyện” và “Quốc ngữ”.
12 thứ lần lượt là Tinh Kỷ, Huyền Hiêu, Tưu Ty, Giáng Lâu, Đại Lương, Thực Thẩm,Thuần Thủ, Thuần Hỏa, Thuần Vĩ, Thọ Tinh, Đại Hỏa, Tích Mộc.
Trong thiên văn học Trung Quốc còn có một phương pháp ghi năm là “Thập nhị thần”,chính là phương pháp phân chia đường đi của các ngôi sao giống như “Thập nhị thứ”, nhưng về phương pháp thì lại ngược lại, tức là lấy Huyền Hiêu là Tý, sau đó sắp xêp lần lượt từ đông sang tây.. nguyên nhân hình thành phương pháp Thập nhị thần chủ yếu là do tốc độ di chuyển của Tuế tinh trong không gian thường không ổn định nên nếu lấy vị trí của Tuế tinh để ghi năm thì sẽ không thật sự chuẩn xác. Vì vậy, người xưa đã giả tưởng rằng có một tinh thể lý tưởng với tốc độ di chuyển ổn định, nhưng theo hướng ngược lại với Tuế tinh, gọi là Tuế Âm,Thái Tuế, hoặc Thái Âm và được sử dụng để ghi năm. Sau này, tinh thể này còn được sử dụng trong thuật xem sao và bói sao.