Kỳ Môn Độn Giáp – Khổng Minh Gia Cát Quân Sư

Posted by

Cuốn sách này gồm có 2 phần ghi rất chi tiết và công phu. nuocviet được ông nội để lại và kể rõ xuất xứ về nó. Sau đây nuocviet sẽ đánh phần dẫn nhập đã được dịch ra quốc ngữ.

Phần Nhập Môn:

1/ Định Nghĩa:

– Trong cuốn Lục Nhâm Thị Tứ có nói: Thiên can có 10 can, Nhâm học thì lấy có 1 chữ nhâm. Lý do bởi đâu?

– Theo nguồn gốc, Nhâm thuộc về dương thủy, theo quá trình diễn tiến của 5 hành thì hành thủy xuất hiện đầu tiên. Vì thế có câu: ” Thiên nhất sanh thủy, Địa lục thành chi”. Lấy nhâm thủy là số đầu tiên. Vả lại Nhâm ” ký cung ở hợi “, mà cung hợi là cung Càn. Trong dịch học có 64 quẻ thời Càn cũng đứng đầu, đó là nói về số sinh.

– Còn số thành của thủy là Lục( 6 ). Kết hợp 2 số sinh và số thành rồi mới lấy tên là Lục Nhâm. Vậy Lục Nhâm có ý nghĩa là cái gì có trước hết mọi vật trong vũ trụ.

2/ Căn Bản Tổ Chức Khóa Học Lục Nhâm:

Bất cứ 1 môn học nào cũng phải dựa vào 1 số yếu tố căn bản rồi sau đó mới triển khai thành hệ thống lý luận. Cơ cấu tổ chức của khóa học Lục Nhâm dựa trên cơ sở: Can, Chi, Thái Tuế, Nguyệt Tướng, Giờ Xem, Địa Bàn, Thiên Bàn, Bốn Khóa, Ba-Truyền, Thiên Tướng, Độn. Can. Niên Mạng.

Đó là những yếu tố căn bản kết hợp thành khoa Nhâm Học.

Sau đây chúng ta lần lượt nghiên cứu từng điểm đã nêu ở trên.

3. Thuyết Minh Về Can Chi:

Trong 10 can chi thì gồm có: Giáp, Ất,…

Giáp : dương mộc , Ất: âm mộc

Bính : dương hỏa , Đinh: âm hỏa

Mậu : dương thổ , Kỷ: âm thổ

Canh : dương kim , Tân: âm kim

Nhâm: dương thủy , Quý: âm thủy

Trong 12 chi gồm có: Tý, Sửu,…

Tý : dương thủy , Sửu: âm thổ

Dần : dương mộc , Mão: âm mộc

Thìn : dương thổ , Tỵ: âm hỏa

Ngọ : dương hỏa , Mùi: âm thổ

Thân : dương kim , Dậu: âm kim

Tuất : dương thổ , Hợi: âm thủy

4. Thuyết Minh Về Thái Tuế:

Thái Tuế tức là nói về mỗi năm. Thí dụ: Năm nay là giáp tý, vậy Thái Tuế là giáp tý. Sang năm ất sửu, vậy Thái Tuế là ất sửu.

5. Thuyết Minh Về Nguyệt Tướng:

Nguyệt Tướng có ảnh hưởng trong mỗi tháng. Coi thái dương vận chuyển đến cung nào tức là cung đó. Thái dương mỗi khi qua trung khí là qua 1 cung. Vì thế Nguyệt Tướng cũng giao hoán. Để biết rõ thái dương đến cung nào? Tương ứng với tướng nào? Có thể tham chiếu bảng phân chia khí tiết và Nguyệt Tướng sau đây:

————————————————————————–

Tháng : Kiến : Tiết : Khí :

————————————————————————–

: 1 : Dần : Lập Xuân : Vũ Thủy

: 2 : Mão : Kinh Trập : Xuân Phân

: 3 : Thìn : Thanh Minh : Cốc Vũ

: 4 : Tỵ : Lập Hạ : Tiểu Mãn( chữ Mãn(?) vì nhìn không rõ )

: 5 : Ngọ : Mạng chủng : Hạ Chí

: 6 : Mùi : Tiểu Thử : Đại Thử

: 7 : Thân : Lập Thu : Xử Thử

: 8 : Dậu : Bạch Lộ : Thu Phân

: 9 : Tuất : Hàn Lộ : Sương giáng

: 10 : Hợi : Lập Đông : Tiểu Tuyết

: 11 : Tý : Đại Tuyết : Đông Chí

: 12 : Sửu : Tiểu Hàn : Đại Hàn

————————————————————————-

Nguyệt Tướng chuyển vận theo Trung Khí như sau:

Từ Vũ Thủy đến Xuân Phân Nguyệt Tướng là Hợi

_ Xuân Phân ___ Cốc Vũ ______________ Tuất

_ Cốc Vũ _____ Tiểu Mãn ______________ Dậu

_ Tiểu Mãn _____ Hạ Chí ______________ Thân

_ Hạ Chí ______ Đại Thử ______________ Mùi

_ Đại Thử ______ Xử Thử ______________ Ngọ

_ Xử Thử _____ Thu Phân ______________ Tỵ

_ Thu Phân __ Sương Giáng ______________ Thìn

_ Sương Giáng __ Tiểu Tuyết ______________ Mão

_ Tiểu Tuyết __ Đông Chí ______________ Dần

_ Đông Chí ___ Đại Hàn ______________ Sửu

_ Đại Hàn ___ Vũ Thủy ______________ Tý