Lạc thư đồ

Posted by

Quyển 1 :Lạc thư đồ

Ban đầu thì Lạc Thư có 1 điểm trắng 6 điểm đen tại lưng gần đuôi, 7 điểm trắng 2 điểm đen tại lưng gần đầu, 3 điểm trắng 8 điểm đen ở lưng bên trái, 9 điểm trắng 4 điểm đen ở lưng bên phải, 5 điểm trắng 10 điểm đen ở giữa lưng, đại thể như vậy.

– 1 và 6 ở phía dưới phương Bắc sanh Hợi tí thủy

– 2 và 7 ở trên về hướng Nam sanh Tỵ ngọ hỏa.

– 3 và 8 ở bên trái về hướng Đông sanh Dần mão mộc.

– 4 và 9 ở bên phải về hướng Tây sanh Thân dậu kim.

– 5 và 10 ở giữa thuộc trung ương sanh Thin Tuất Sửu Mùi thổ, địa khí thổ nặng phân ra bốn bên vậy

Hà đồ :

Tức là hà long giáo đồ vậy, ở lưng có 1 hào dài và 2 hào ngắn, 1 điểm trắng gần đuôi, 9 điểm tía gần cổ, 4 điểm xanh ở vai trái, 2 điểm đen ở vai phải, 6 điểm trắng ở gần chân phải, 8 điểm trắng ở gần chân trái, 3 điểm lục ở hông bên trái, 7 điểm đỏ ở hông bên phải, 5 điểm vàng ở chính giũa lưng. Gồm 9 vị mà sinh ra 7 màu và định phương hướng.

Lấy 3 vạch : 1 vạch dài, 2 vạch ngắn mà sanh hào. Lấy tam tài mà đặt vị trí. Dịch lý từ đây phát sinh vậy.

– Xét dịch rằng Hà thì xuất đồ Lạc thì xuất thư, Thánh nhân chưa từng nói rõ các số của đồ thư, còn như bậc hán nho xem phục nghi mà định phương vẽ quái biểu thị Ngũ Hành thì thuật gia cũng có cách nói của các thuật gia vậy, các số trong lạc thư mà thuật gia vạch định cũng có khác với các bậc nho học.

Như Tống Châu lấy 1- 6 ở phía Bắc là Hà Đồ, điểm 9 trở về 1 là lạc thư đều cũng do các vị nho hán đời trước. Trần Xuyên Vương lấy phục nghi mà làm dịch phân rõ ràng 2 vạch âm dương nên nói rằng : Dịch có thái cựu sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái, trước sau tự nhiên như vậy chẳng phải sức người có thể bày bố được, nay nếu cho rằng do cái số ở Hà đồ mà làm dịch thì không theo thái cực mà làm dịch tức chẳng theo luận dịch của Trọng vi ư !

Bậc thánh nhân biểu thị Hà xuất đồ Lạc xuất thư do nơi trời đất mà vẽ ra bát quái thật là thấn ý chỉ dạy của Thánh nhân vậy. Các vị Hán nho không đạt ý này mà dùng phục nghi vạch quái theo Hà đồ và sắp đặt số hạng theo Lạc thư thì quả thật là sai lầm.

Trong Dịch thì trời 1, đất 2 ; trời 3, đất 4 ; trời 5 đất 6 ; trời 7 đất 8 ; trời 9 đất 10. Trời là thuộc dương nên có số 1, 3, 5, 7 và 9. Đất là thuộc âm nên có số 2, 4, 6, 8 và 10. Đây là nói về sự sắp xếp số chẵn và lẻ của trời đất ; về tứ thời và nhị tài cũng đồng một nghĩa ấy vậy.

Các số trong Hà đồ đều có quan hệ với nhau sao ? Huống nửa cách nói trời 1 đất 2 là do sắp xếp sau khi có dịch chứ chẳng phải trước khi có dịch ; Vậy sao lại làm đố mà còn nghĩ Thánh nhân dựa theo đồ thư mà vạch quái ; xem như sách tri thiên hạ như Hồng Phạm, Cửu trù, cửu thức, cửu vũ chẳng là số vậy. Cơ Tử nói : trời có sắc trắng chẳng qua là thủy thổ bằng mặt, chánh nhũ hành để bình ổn thiên hạ, khi nói 9 thì không thể thiếu 1, đó tức là sự cảm ứng giữa Thiên và Nhân vậy, nên phải ở giữa thôi, cho nên sự thứ tự trước sau, nặng nhẹ, nhanh chậm đều theo lẽ tự nhiên.

Nguyên Tạo Hóa chi Thủy :

– Lão Tử nói : ban đầu tạo hóa, trước chẳng có trên trời đất mà là mẹ của vạn vật hổn độn mà thành, hữu hình sanh ở vô hình ; thuở ban đầu trời đất có thái dịch, có thái sơ, có thái thỉ, có thái tổ. Thái dịch thì chưa có khí, thái sơ thì khí bắt đầu, thái thỉ thì mới tượng hình, thái tổ thì mới tượng chất. Khí với hình và chất hợp mà chưa tan nên gọi là hỗn luân. Trong lịch kỷ nói khi chưa có trời đất thì hỗn độn như kê tử.Trong dịch nói : dịch có thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái,bát quái định ra cát hung.

– Dịch tử nói thái cực tức là trước khi phân chia trời đất, nguyên khí hổn độn làm mị không. Tuyền tử nói : thái sơ tức là cái lý ban đầu vậy, thái hư tức là cái khí ban đầu, thái tổ tức là cái tượng ban đầu, thái tổ tức là khởi đầu của số, thái cực thì kiêm gồm cả lý khí tượng số vậy, do số mà luận ngôn, có thể thấy trước cả hỗn luân chỉ có một khí hỗn hợp u minh hôn muội mà cái lý chưa từng ở trong ấy, cùng với đạo là một đó là thái cực. Trang tử hành đạo lấy thái cực làm đầu, gọi là thái cực tức chỉ về thiên địa nhân khí, và hình đã đủ mà chưa có tên danh, mà đạo lại khác tức huyền không để vật trước cả thái cực, không biết đạo tức thái cực, thái cực tức là đạo, lấy theo lẽ thông thường mà nói tức là đạo, lấy tột cùng của lý tức là thái cực ,sao lại thường có hai điều vậy ?

Cứ xem Châu tử nói ra sự kỳ bí và chu tử diễn giải phân minh, biết rõ cái lý của thái cực mà với khí tự không tương ly vậy; gọi là thái cực tức âm dương động tỉnh mà bổn thể thì không rời khỏi hình khí và rất đoan chính, biến hóa vô cùng mà lại chính xác, một động một tịnh căn gốc tương hổ, phan âm phân dương lưỡng nghi rõ ràng, nghi tức là vật vậy ; thường thì vật chưa từng đối lập mà cũng chưa từng độc lập, trời sinh ra mà trở lại theo đất, đất mang hình mà trở lại theo trời, trời đất có lý khí âm dương là vậy.

Có khí thì có hình, trời đất không sanh nơi trời đất mà sanh ở âm dương ; âm dương không sanh nơi âm dương mà sanh ở động tịnh, động tịnh không sanh nơi động tịnh mà sinh ở thái cực, bởi thái cực tức là cái căn bản tự nhiên vi diệu vậy ; động tịnh thì nương thừa theo sự hoạt động âm dương là nguồn gốc sở sanh vậy.

Thái cực hình mà thượng đạo, âm dương hình mà hạ khí vậy ; động tịnh không chừng, âm dương không trước, đó là sự lập thành của tạo hóa.

– Bách tề Hà tử nói : trời là dương nên động và đến khi nào cực động thì tịnh ;đất là âm nên tỉnh và đến khi nào cực tỉnh thì động. Trời không thể sanh đất, thủy không thể sanh hỏa, kẻ ngu cũng biết vậy.

Trời đất chưa lập mà đạo do nơi trời đất, khi trời đất lập thành là cái lý của thái cực, phân tán ra vạn vật là do nơi ngũ hành mà sanh, ngũ hành nhất âm dương ; 5 tiếp cho 2 chẳng hề dư thiếu. Âm dương nhứt thái cực tinh hay thô vốn chẳng có bĩ thử. Cái chất của ngũ hành có đầy đủ nơi đất mà khí hình thì ở tại trời. Lấy chất mà nói thì thủy, hỏa, mộc, kim, thổ ; thủy hỏa là duong mà hỏa kim là âm vậy, nói tóm lại thì khí dương mà chất âm vậy ; nói một cách khác là động dương mà tịnh âm bởi sự biến hóa của ngũ hành thật không thể lường được nhưng chẵng là cái tự nhiên của thái cực.

– Bách tề Hà tử nói : ngũ hành nhứt âm dương, âm dương nhứt thái cực. Chu tử cũng cho rằng thái cực không ngoài âm dương, âm dương không ngoài ngũ hành vậy, nay luận thủy thủy,hỏa hỏa, sự giao biến của kim mộc thủy hỏa thổ, trời yên ở đất mà lại là tạo hóa của vạn vật, như nói trời là thái cực nên Chu tử lấy thương thiên mà giải thích thái cực đạo trời lưu hành qua lý âm dương. Trong dịch nói : dịch có thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái, trong đó có càn có khôn tức là trời đất đều là sự phân thể của thái cực, vậy là trời tức toàn thể của thái cực mà đất là sự phân thể của trời, thật là một quan niệm sai lầm nhưng nghe qua thì tỏ như có lý

Ngũ hành sanh đều có mỗi tánh, sự lưu hành của tứ thời cũng có mỗi tên. Xuân thì sanh, Hạ thì trưởng, Thu thì tiêu, Đông thì táng. Xuân mà Hạ, Hạ mà Thu, Thu mà Đông, Đông mà trở lại Xuân. Sự tuần hoàn vô cùng bởi ngũ hành thì khác chất mà tứ thời thì khác khí, thế nhưng tất cả đều không ngoài âm dương, âm dương tuy khác vị, động tịnh tuy khác thời mà tất cả đều không nằm ngoài thái cực, thái cực vốn không thanh xú, có thể nói là tự tánh bổn thể vậy, cho nên ngũ hành đều có mổi tánh tức tất cả đều cùng một thái cực vậy ; tứ thời đều có mổi tên tức đều là sự vận dụng của thái cực vậy. Ngũ hành tứ thời tuần hàn xoay chuyển mà cùng một thể thái cực, tánh thì chẳng không sở tại mà lại có thể thấy vậy. Thiên hạ không ngoài tánh của vật mà tánh thì chẳng không dừng vậy, vậy nên vô cực nhị ngũ có thể hỗn dung mà vô chừng đó là sự hợp diệu vậy. Vô cực là lý mà nhị ngũ là khí, thật có lý khi nói thái cực là vô vong vậy, xét về khí thì âm dương và ngũ hành không phải là hai vậy. Ngưng tức là tụ mà khí tụ thì thành hình, bởi tánh là chủ mà âm dương ngũ hành lại ngang dọc hỗn độn tùy theo từng loại ngưng tụ mà thành hình. Dương thì mạnh nên thành nam tức cái tạo làm cha, âm thì thuận nên thành nữ tức cái tạo làm mẹ vậy. Đây là sự khởi đầu của nhân vật dùng khí hóa mà sanh ra. Khí tụ mà thành hình tức hình giao mà khí cảm, hình hóa nên vạn vật sinh sinh biến hóa vô cùng vậy .

Bào lỗ Trai nói : Trời đất lấy giao khí mà sanh nhân vật, thấy rằng hể có giao thì tức khí đến nên tùy theo loại từ đó mà ra vậy. Khí trời giao với đất đối với người thì nam, đối với vật thì là đực. Khí đất giao với trời đối với người là nữ, đối với vật là cái. Nam nữ đực cái tự giao mà sanh sanh hóa hóa vô cùng. Nhân vật đã sanh thì khí tùy nơi trời đất lên xuống mà giao cảm. Người có được trung khí của trời đất, khí của bốn phương đều giao cảm. Vật có được ngoại khí của trời đất mà cũng có được sự ứng cảm. Cho nên xét khi thiên địa giao khí tức biết rằng nhân vật sẽ theo đó mà sinh, khí trời đất giao cảm tức biết rằng nhân vật tương sinh.

*Chu tử nói : Càn tạo thành nam, khôn tạo thành nữ, thể ngưng ở buổi đầu của tạo hóa, hai khí giao cảm thì hóa sanh vạn vật lưu hành tạo hóa về sau, đây là lẽ thường vậy.

* Trương Cửu Thiều nói : luận về việc trời đất sanh thành nhân vật thì ban đầu do khí hóa mà sau đó là hình hóa tức gọi là trời đất khí sanh. Còn nói về nhân vật kết thai thành hình thì đầu tiên do tụ khí tinh sau đó mới có vật, Chu tử gọi đó là tinh âm dương khí kết tụ lại mà thành hình vật vậy.

Nói vậy tức người, vật, khí, hình tất cả đều không ngoài âm dương mà ra. Bẩm mệnh đã do âm dương mà sanh thì người chẳng thể đổi khác được, chẳng có năng lực gì, Vậy là có sanh mà giàu nghèo, có sanh mà quý mà tiện, có sanh mà thọ mà yểu, có sanh mà phú quý đầy đủ, mà có bần tiện cơ hàn, có sanh thọ mà trở thành yểu, có sanh yểu mà trở lại thọ. Như vậy tuy do nơi sở tích mà cũng do nơi sở tánh nên cổ nhân có câu nhân nặng thắng thiên vậy, nhưng nếu do nơi tánh mà được thì suốt đời phú quý hoặc suốt đời bần tiện, thọ yểu thế nào đều vậy mà chịu ; nếu cổ nhân lại nói mệnh không thể chuyển, như vậy sở tích không chuyển gọi là mệnh, sở tánh không chuyển gọi là nhân, lại có người tuy cũng là do trời đất mà sanh, cũng có bát tự ngũ hành giống nhau nhưng vì sao kẻ thì phú quý trường thọ kẻ thì bần tiện yểu mạng.

Đáp rằng : hai khí âm dương lúc giao cảm thọ nhận chân tinh ngưng kết thành thai gặp lúc khí hậu trời đất thanh sáng thì bẩm chất hiền nhân trí giả ; nếu gặp lúc ô trược thì bẩm chất ngu độn hèn kém. Vậy như mà có phú quý song toàn là do đầu tiên tiếp nhận được thanh khí trời đất, sinh ra lại gặp thời đắc lịnh, kiêm có tài quan hanh thông, lộc mã vượng tướng nên vận hạn đại cát tường, dù cho có chút ít không may cũng chẳng vào hạng bác tạp. Còn hạng bần tiện thấp hèn bởi do tiếp nhận trược khí trời đất, lại sinh không gặp thời đắc lịnh, gặp hình xung bác tạp không một chút thuận mỹ thì dù không bị họa hoạn lâm tổn cũng khó tránh được trầm trệ bần cùng.

Lại cũng có hạng phú mà bần, bần mà phú, quý mà tiện, tiện mà quý, thọ mà yểu, yểu mà thọ. Lại có hạng là quý hiễn mà trở thành bần tiện hoặc là bần tiện mà trở thành hiễn quý, đó bởi người trong trời đất chẳng thể giống nhau. Tứ thời ngũ hành thiện chánh được mất, trước sau sâu cạn của khí vận mà tạo nên vậy, cho nên đang lúc nguyên khí thanh nhẹ mà sanh gặp khí thời suy bại nên vận mệnh phải bị hưu tù, giàu thì bị tổn thất tài sản, quý thì bị cách chức thôi vị, thọ trở thành yểu vậy ; ngược lại nguyên khí ô trước mà sanh gặp thời trung hòa đắc lệnh, vận thế vượng tướng thì bần chẳng lâu trở thành phú, hèn chẳng lâu trở thành quý.

Tuy nhiên xét rằng nhân định thắng thiên, mạng được trung hòa, tánh có tích thiện nhưng sao không chỉ người ấy được hưởng phước mà con cháu đời sau cũng được vinh hoa phú quý ; trái lại mạng vận thien lệch, tánh chất tích ác mà con cháu đòi sau cũng vẫn bị mang họa. Theo đó mà nói thì tuy hệ thuộc mệnh cũng tại nơi người tích hay không tích mà thôi. Trong dịch nói : nhà có tích thiện tức hưởng phước có dư, nếu tích ác thì chắc phải chịu ương họa có dư là nghĩa ấy.

– Canh Dã Tử nói : Thiên nhất khí hóa sanh thủy, trong nước cặn đục tích lâu ngày thành thổ, nước đẩy đất trôi lâu dần thành sông núi, đất mà cứng thì thành đá mà hóa kim, đất mà mềm thì thành mộc mà sanh hỏa, ngũ hành đều do vạn vật sanh mà biến hóa vô cùng.

– Tuấn xuyên tử nói : Trời đất ban đầu chỉ có hai khí âm dương, dương thì hóa hỏa, âm thì hóa thủy, thủy tích cặn kết thành thổ. Như vậy thủy thổ hỏa là do trời đất hóa thành, còn kim và mộc thì do tự sở xuất chất kim đá do tích tụ lâu ngày mà thành nên đồng với nhân vật,vậy thì khí kim sinh nhân được ư, còn giữa trời đất đã có nguyên khí định tánh định chủng sẵn trước như kim có loại kim, thủy có loại thủy, người có giống người, vật có giống vật, mỗi mỗi đều đều đầy đủ, không hề sai giả vậy mà cứ cho ngũ hành tương sanh được ư. Nay các nhà ngũ hành dùng kim sanh thủy thật là quyết đoán điên đảo không biết rằng mộc lấy hỏa làm khí, lấy thủy mà dưỡng, lấy thổ làm nhà, đây là đạo lý chân thật của thiên nhiên, cho nên nếu nói thủy sanh mộc thì nếu không có thổ mộc sanh ở đâu ? ( nương đâu mà sanh ), thủy nhiều thì hỏa diệt, thổ cũng tuyệt vậy mộc cũng tiêu luôn.

Chu Tử nghi cái thuyết của các nhà ngũ hành, ngũ khí thuận bố, tứ thời chuyển hành ; không biết rằng ngày có lên xuống mà thành nóng lạnh, nóng lạnh phân bình mà thành tứ thời ; chỉ do 5 khí phân bố mà được ư ! Còn nói Xuân mộc Hạ hỏa Thu kim Đông thủy thì đều giả hợp mà luận. Thổ không nơi để trú mà chỉ phối nơi tứ quý, không biết rằng khí thổ tại nơi trời đất. Sao chẳng phải ngày, sao chẳng có nơi, sao chỉ lưu hành nơi cuối quý nguyệt. Khi mạnh nguyệt sanh thì quý nguyệt diệt. Khí đã diệt thì quy về đâu mà tới. Thiên nhất sanh thủy âm dương thủy hỏa nguồn gốc vạn vật vậy. Cho nên nhất hóa thành hỏa là ngày, lại hóa thành thủy tức vũ lộ .

Nay nói thiên nhất sanh thủy, địa nhị sanh hỏa, sự vi diệu hiển nhiên của tạo hóa. Châu tử dùng tứ thời khí lưu hành, luận số thiên địa ngũ hành, luận ngũ hành thái cực đồ, dương biến âm hợp mà sanh thủy hỏa mộc kim thổ. Xét ngũ hành phối hợp với tứ thời thì khí Xuân chỉ cho Mộc tức khí của Thổ Kim Thủy Hỏa đều bị tuyệt, Thu chỉ cho Kim tức khí của Thủy Hỏa Thổ Mộc đều bị đình chỉ. Thổ chỉ vượng ở tứ quý nên khi gặp khác nguyệt thì khí vận không thuần, vậy mà lại đặt ra ngày nay là Mộc ngày mai là Hỏa hoặc ngày mai là thổ là kim là Thủy ư ! Xét Vương thị tuy nói thì có lý nhưng chẳng đạt được sự quán sát.

– Lạc Cầu Tử nói : Lấy làm có tức là theo không mà lập có cũng là không vậy. Trời do tượng mà có, tượng theo nhật nguyệt ngũ tinh tam viên nhị thập bát tú. Xem Thiên nguyên hội thông mà đặt tên phân cỏi ấy cũng do người làm mà thôi, nghĩa của tượng phù hợp cho đến sự tốt xấu hoặc thuộc loại sự nào, hoặc chỉ mỗi phương ứng cho năm tháng ngày nào, tuy đạo trời sâu xa cũng không ngoài nhân sự và ngũ hành. Nhà âm dương dùng 10 can 12 chi mà phân ngũ hành, do ngày với trời hội lại mà thành năm, tháng với ngày hội lại mà thành tháng, ngày có 30 giờ có 12, dùng can chi năm tháng ngày giờ của nhân sanh lập ra tứ trụ để biết một đời tốt hay xấu , ấy cũng cái lý tự nhiên vậy .Vương thị lấy Xuân thuộc mộc mà Thổ ở đâu, không biết ngũ hành vượng tướng hưu tù tử, các loại có đúng thời hay không đúng thời, dùng được việc hay không dùng được mà lại nói chẳng là Xuân mộc vượng còn thổ thì không, 10 can 12 chi lẩn lộn thành lục thập Giáp tí, xoay vòng trở lại an bài không sai, đó tức sổ sanh của tạo hóa vậy ; nếu không cho hôm nay thuộc mộc ngày mai thuộc hỏa thì cũng phủ định sự tự nhiên của đạo trời, không nghĩ rằng người lập mà trời theo, người cảm mà trời ứng, đó tức cái lý thiên tượng mà đặt tên phân cõi cái đạo hợp nhất của Trời và người vậy. Xem một ngày có sớm trưa muộn chiều, tự đã có khí hậu ôn lương hàn nhiệt tức đã có đủ kim mộc thủy hỏa thổ trong một ngày, ngũ hành không tương ly như vậy, nếu nói hôm nay mộc ngày mai hỏa tại sao chẳng là không đúng với sự tự nhiên của đạo trời đó ư. Còn nhà nước làm lịch cho thiên hạ ,một năm có 365 ngày, trong đó có phương vị thần sát, mỗi tháng thiên hành đắc vượng mà trong mỗi ngày lại có hắc hoàng cát hung, việc nên làm hoặc không nên làm, người theo đó thì được phước, làm sai thì mang họa. Thật là vô lý cưỡng tạo vậy mà thiên hạ đều cùng tuân theo. Lại như thuật xem tướng xét sắc xanh vàng đỏ trắng đen mà đoán họa phước ứng theo mổi năm tháng ngày giờ, Xanh thì Giáp Ất, vàng thì mậu kỷ, đỏ thì bính ngọ, Trắng thì canh tân, đen thì nhâm quý một hào không sai. Xem bệnh cũng vậy có thể thấy rằng can chi tuy đã có trong ngày mà tạo hóa cũng không ngoài ấy. Lại có người dựa vào mộng mị mà nói sự cát hung, hoặc lấy ý mà đoán, hoặc lấy vật tượng hoặc do tự giải đều ở người làm. Như Phục nghi vẽ quái ngưỡng xét gần xa là có được cái lý trời đất nhân vật nên bát quái do đó mà thành. Nay nói về âm dương thì tuy là sự biến hóa cùng cực của trời đất, thám xét sự vi diệu của nhân vật, cùng hợp với cái đức của trời đất, hợp với cái sáng của nhật nguyệt, hợp với tụ của tứ thời, hợp với sự cát hung của quỷ thần ; sao có thể ngoài can chi ngũ hành mà có riêng tạo hóa cho đến trời đất nhân vật ư. Nay Vương thị tuy tôn trọng dịch mà lại không tin vào cái thuyết của nhà âm dương ấy là biết lý mà không biết số vậy, lý và số hợp nhất thì trời người cũng vậy.

Luận Ngũ Hành sanh thành :

Trời cao mở ra 6 khí quay vòng mà thành tứ thời, đất sâu u thâm Hgũ Hành hóa sanh mà thành vạn vật, thật khó mà đo lường tận cùng được vậy. Thánh nhân lập pháp suy tính cũng nhiều bởi vậy không thể bỏ đi cái số được, và do nơi sự tự nhiên mà lập ra số, không khác gì trong kinh điển theo đó mà đạt được cái huyền cơ và thông cùng được sự biến hóa, tất cả đều không rời trong số mạng, một là thủy, hai là hỏa, ba là mộc, 4 là kim, 5 là thổ đều có sẳn.

Thủy ở phương Bắc thuộc Tí vị, Tí là bắt đầu của dương, số 1 là số dương nên thủy là 1. Hỏa ở Phương Nam thuộc Ngọ vị, Ngọ là bắt đầu của âm, số 2 là số âm nên hỏa là 2. Mộc ở phương đông, đông là dương nên số 3 là kỳ số thuộc dương. Kim ở phương Tây thuộc âm, 4 là ngẩu số cũng thuộc âm nên kim là 4. Thổ ứng ở Tây Nam trưởng hạ, 5 là kỳ số cũng thuộc dương nên thổ là 5. Do đó mà luận thì số lấy âm dương mà phối vậy, nếu có thêm nghĩa thì thủy sanh ở 1, trời đất chưa phân, vạn vật chưa thành, cũng chẳng phải thấy có thủy trước nên trong lịnh xu kinh nói :

Thái Ất là tôn hiệu của thủy, trước là mẹ của trời đất sau là nguồn gốc của vạn vật, nay nghiệm rằng cỏ cây, quả hạt, con người, sâu bọ, đến loài ( nhân trùng ) động vật thai noãn thai phôi đều có thủy, không phải là như thế ư ! ; vả lại thủy tụ nên hóa thành hình chất, vậy chẳng là khí âm dương sao ; những vật nhỏ mà chát đắng tức là hỏa, trái cây chín ngọt mang vị thổ ,hết ngọt trở thành nhạt, nhạt là vị mộc vậy.

Đương nhiên loài người do sự hòa hợp âm dương nam nữ mà thành, trước sanh hai quả thận, thận trái thuộc thủy, thận phải thuộc hỏa, hỏa là mệnh môn nên nhân có thủy sau đó mới thấy hỏa nên xưa gọi hỏa là thứ 2, Nói chung cỏ cây, quả hạt , các loại côn trùng khác nhau cũng đều do hai thứ tương hợp nhau giống như thận của con người có âm dương vậy. Cho nên vạn vật nếu không có sự hòa hợp âm dương thì không thể hóa thành vậy.

Đã có sự hòa hợp âm dương nên sau này mùa Xuân đơm hoa, Mùa Thu kết trái, nên người xưa xếp tiếp thứ ba Mộc, thứ tư là Kim. Có thể nói thủy có sở thuộc, hỏa có sở tang, mộc có sở phát, kim có sở biệt, tất cả đều do thổ mà thành cho nên thứ 5 là thổ. Mộc cư ở Đông, Kim cư ở Tây, Hỏa cư ở Nam, Thủy cư ở Bắc, Thổ cư ở trung ương mà gửi nơi tứ duy ứng lệnh nơi tứ quý, tại người là tứ chi, cho nên kim mộc thủy hỏa đều chờ nơi thổ mà thành do đó thổ kiêm gồm mà thành số 5 vậy, thủy 6 hỏa 7 mộc 8 kim 9, thổ cũng thường lấy số 5 mà sanh không thể đến 10 tức thổ không đợi đến 10 mà thành, do số sanh thành nên đều lấy 5 mà hợp, từ đó suy rộng ra mà lập số, do lẽ ấy nên vạn vật không thể ngoài số mà có được.

Ngũ vận thái quá thì số thành, bất cập thì số sanh tất cả đều lấy số sanh thành nhiều hay ít mà dùng chánh lịnh khí hóa.

– Châu Tử nói : Ngũ hành lấy nhất sở sanh mà nói thì thủy nguyên là thấp khí của dương, ban đầu bị âm hảm không được đắc nên thủy âm thắng hỏa. Đó là âm táo khí, dùng ban đầu động dương mà không đạt nên hỏa dương thắng, cho nên sanh thành thai hình cuối cùng thành hình vậy ; tuy có hình mà chưa thành chất thì dùng khí thăng giáng thổ khong chế được vậy.

Mộc là thấp khí của dương, cảm nhận nhiều nơi âm mà phát ra mộc nên chất thì nhu và tánh thì ấm. Kim là âm táo khí, cảm nhận nhiều ở dương mà kết thành nên kim chất của kim thì cứng mà tánh thì lạnh. Thổ là khí thanh của âm dương tương giao ngưng lại mà thành chất. Theo hành khí mà nói thì một âm một dương tới lui tương phạt mà Mộc Hỏa Kim Thủy Thổ đều tựu ở đó rồi phân ra lớn bé vậy, cho nên các thứ đều từ bé mà lớn vậy.

Chất do âm dương giao thác ngung hợp mà thành, khí thì do âm dương hai mặt tuần hoàn mà ra, chất là thủy hỏa mộc kim bởi vì nếu lấy âm dương mà nói thì Đông nam Tây bắc chỉ là sự đối đãi vậy. Khí là Mộc Hỏa Kim Thủy tức nói theo nghĩa nhân duyên tương hợp của âm dương, cho nên nói đông nam tây bắc tức là sự lưu hành. Chất tuy bất định mà không khác, khí thì biến hóa mà vô cùng, đó là Dịch vậy.

– Trình Tử nói : động tịnh là cái gốc của âm dương, cái vận của ngũ hành, chẳng thể giống nhau vậy.

– Trương Tử nói : mộc khúc trực thường khúc khuỷu mà trở thành thẳng, kim là thay đỏi mà thường không phản, khí thủy hỏa vậy, cho nên nóng thì ở trên, mát thì dưới cùng với âm dương thăng giáng thổ không chế được vậy, mộc và kim là hóa thật của thổ vậy, mà tánh thì hỗn tạp cả thủy và hỏa cho nên mộc là vật được thủy thấm mà sanh riêng ra hỏa nhưng không tạp vậy bởi được cái phù hoa của thổ là chỗ tương giao của thủy hỏa vậy. Kim là vật có được cái tinh của hỏa ở nơi khô táo, có được cái tinh của thủy ở nơi thẫm ướt, vậy cho nên thủy hỏa tảo mà không tương hại vậy, nung nấu lưu chảy mà không hao, được cái tinh của thổ, thật đúng thủy hỏa ký tế vậy. Thổ là vật có thủy có chung, là chất của đất vậy, là sự biến hóa cùng tận vậy. Thủy hỏa sở dĩ là vật thăng giáng kiêm cái thể mà không thay đổi. Lại nói dương hảm nơi âm là thủy, âm phụ nói dương là hỏa .

– Chu Tử nói : Mộc là bắt đầu, Thủy là sau cùng và Thổ ở giữa. Theo số của Hà đồ Lạc thư mà nói thì Thủy 1, Mộc 3 mà Thổ thì 5, tất cả là số dương sanh không thể khác vậy, cho nên được cho là để lập cái kỹ cương của ngũ hành. Lấy đức mà nói thì Mộc phát sanh tánh mà Thủy là cái thể trinh tinh còn Thổ thì như mẹ bao dưỡng, cho nên Thủy bao dưỡng cả ngũ hành để lưu thông quán triệt và không hề dừng, còn Mộc thì bao cả ngũ hành để quy về nguồn gốc mà ẩn chứa vậy, và Thổ là nơi nương tựa của Thủy Hỏa Kim và Mộc như của cải định yên ở giữa bốn phương, chỉ một thể mà chứa cả vạn loài. Lại nói Thủy Hỏa thì thành còn Kim Mộc là trược và Thổ cũng trược.

– Thiệu Tử nói : Kim Hỏa tương thủ thì lưu, Mộc Hỏa tương đắc thì đốt nóng theo loại Thủy gặp lạnh thì kết, gặp Hỏa thì kiệt. Theo đó mà phân vậy.

Luận ngũ hành sanh khắc :

 

– Ngũ Hành tương sinh tương khắc hiễn nhiên là vậy. Mười can 12 chi, ngũ vận, lục khí, năm tháng ngày giờ đều do đây mà lập, theo đây mà dùng. Ở thiên tức là khí, nóng lạnh khô ước gió.

Ở địa thì thành hình, Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ hình và khí tương cảm với nhau mà hóa sanh vạn vật, đây là sự sanh thành của tạo hóa vậy. Sự diệu dụng quả là vô cùng.

– Mộc chủ ở phương Đông ứng với mùa Xuân, mộc khí vậy Khí dương xúc động bao trùm lên đất mà sanh. Thủy lưu ở phương Đông mà sanh Mộc. Mộc phát lên trên rồi trở xướng dưới ấy là bẩm chất tự nhiên vậy.

– Hỏa chủ ở phương Nam ứng với mùa Hạ, Hỏa tức là hóa , là hủy vậy, dương ở trên âm ở dưới. Hủy nhưng thạnh mà biến hóa ra vạn vật. Khoan mộc để lấy Hỏa nên Mộc sanh Hỏa, Hỏa không có chánh thể và thể ở nơi mộc vậy, ứng với vật thế nào thì Hỏa có hình thế ấy và bùng lớn lên ấy là cái lý của tự nhiên vậy.

– Kim chủ ở phương Tây, ứng với mùa Thu, Kim còn gọi là cấm, do nơi vạn vật thu liễm âm khí mà tạo thành, do Thổ mà sanh và cũng biệt nơi Thổ, đó là lý lẽ tự nhiên.

– Thổ chủ ở trung ương kiêm ở vị Tây nam ứng vào trưởng hạ. Thổ còn gọi là thổ ( nhả ) vậy, ngậm nhả vạn vật, hể sanh thì xuất, hể tử thì quy về, là nhà của vạn vật cho nên trưởng ở Hạ và là sanh thành ra Hỏa mộc vậy

– Thủy ở phương Bắc ứng với mùa Đông, Thủy nhuận vượng, khí âm nhu nhuận làm nhiệm vụ nuôi dưỡng vạn vật. Thủy từ Tây sang Đông, là do Kim sanh, Thủy chảy ngoằn ngoèo khúc triết, xuôi xuống luồn lách mọi nơi là bản tính tự nhiên vậy

– Ngũ hành tương khắc, tất cả các con đều thù đắp cho mẹ vậy. Mộc khắc thổ mà con của Thổ là Kim trở lại khắc mộc. Kim khắc Mộc thì Hỏa là con của Mộc sẽ trở lại khắc Kim. Hỏa khắc Kim thì Thủy là con của Kim sẽ trở lại khắc Hỏa. Thủy khắc Hỏa mà Thổ là con của Hỏa sẽ trở lại khắc Thủy. Thổ khắc Thủy thì con của Thủy là Mộc trở lại khắc Thổ. Trước là giúp và tương sanh, sau thì giúp mà tương khắc, tất cả đều cùng xuất nơi tánh của trời vậy. Do đó Thủy sanh Mộc, Mộc trở lại sanh Hỏa vậy là Mộc bị mất khí nên Thủy giận mà khắc lại Hỏa. Đó là ý nghĩa mẹ con tương trợ cứu nhau khi bị mất khí.

– Mạnh có thể đánh yếu, Thổ nhờ có Mộc mà đạt. Thật có thể thắng hư, Thủy gặp Thổ mà tuyệt. Âm có thể tiêu dương, Hỏa đắc Thủy mà diệt. Nóng có thể địch cứng, Kim gặp Hỏa mà khuyết tan. Cứng có thể chế mềm, Mộc gặp Kim mà bị phạt. Ngũ hành lưu chuyển luân phiên, thuận thì tương sanh, nghịch thì tương khắc, tất cả đều luân chuyển mà thành đạo.

Luận can chi nguyên lưu :

– Can là gốc mạnh của cây và là dương. Chi là nhánh yếu của cây mà là âm. Xưa Bàn Cổ hiểu rõ cái đạo của trời đất, đạt được sự biến hóa âm dương, làm tam tài chủ tể, dùng thiên địa phân định về sau. Trước có trời mà sau có đất, do nơi khí hóa mà sanh người vậy, cho nên Thiên hoàng có 13 người cùng họ kế tục sự trị vì của Bàn cổ, vì trời kia đạm bạc vô vi tự theo đó mà làm, trước thì tạo tên can chi để định năm sở tại. Thập can là : Yên phùng, Chiên mông, Nhu triệu, Cường vũ, Trước ung, Đỗ duy, Thượng Chương, Trùng quang, Huyền mặc, Chiêu dương.

Thập nhị chi là : Khổn dôn, Xích soán nhược, Nhiếp đề Cách, Đơn Yên, Chấp từ, Đại hoan lạc, Đôn hiệp, Hiệp Than, Tác ngạt Yêm mậu, Đại uyên hiến, Thái ấp độc. Can chính là gốc, tên thì có 10 cũng gọi là thập mẫu, nay gọi là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Chi là thân, tên thì có 12 còn gọi là thập nhị tử, đó là Tí, Sửu, Dần, Mão, Thin, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thiên hoàng lấy nơi thiên mà khai nơi Tí. Địa hoàng thì lấy nơi địa mà mở ra Sửu nghĩa là vậy. Còn Nhân hoàng thì lấy nơi nhân mà sanh ở Dần. Cho nên cái tên can chi trước ở Thiên hoàng chế thời mà địa hoàng thì định tam thần phân ra ngày đêm, lấy 30 ngày làm một tháng mà can chi đều có thể phối hợp. Nhân hoàng là chủ thực chứ không phải hư, như Vua tôi là thật chứ không phải hư, cái lẻ Vua tôi từ đó mà có, việc ăn uống nam nữ từ đó mà có, khi đã có khí âm dương của trời đất mà phân ra mẹ con, đó tức là can chi sở thuộc vậy. Đến như Phục nghi ngưỡng xem thiên văn cúi xem địa lý, ở giữa thấy vạn vật với con người mà vẽ ra bát quái để chỉ cái đức của thần minh, để bày cái tình của vạn vật, từ đó dùng làm ra văn tự của Lịch vậy. Đợi đến khi Hoàng đế nhận Hà Đồ, thấy được cái tượng của nhật nguyệt tinh thời thế là bắt đầu có sách tinh cung, đặt Giáp Tí phối thuộc ngũ hành nạp âm.

– Lộ Sử nói : Phục nghi mệnh tiềm long nên đến hoàng đế mệnh mới khai triễn cái tính của Ngũ Hành, xét hai cách trong thiên thư dùng 10 can 12 chi mà diễn thành 60 lấy nạp âm mà định tên, nạp âm tức là Giáp Tí, Ất Sửu Hải trung Kim …v…v….vậy. Phong lại giải thích ra mà dùng tam mệnh vậy.

Bỉ thuật gia lấy Hoàng đế mà định thiên can thập tự thu Đồ của Hà , địa chi 12 thuộc loại của Thư, dùng Quỷ cốc Tử mà thành nạp âm, còn Đông phương Sóc giã tượng của nạp âm, tất cả đều không hiểu cái nguồn gốc mà vọng ngữ cả .

– Tuấn Châu Vương Thị nói : Xưa làm sách Giáp Tí không có cùng mà chỉ do thời ngẩu để định ra, nếu xét rõ nguồn gốc thì ngày tháng đầu tiên chuyển ngày sau đó mới là Giáp Tí vậy.

Trời khai mở khi chưa có đất, đất an bày khi chưa có người, theo đó làm căn bản mà truyền dẫn 12 thần. Cái vận của trời đất xoay chuyển hoàn nguyên, cứ mỗi một nguyên thì trở lại đầu, ngày thì mỗi 12 thời lại trở về TÍ, không phải chỉ có một nguyên rồi thôi huống chi cái độ của nguyên lịch biến hóa ngưu đẩu mỗi năm càng sai xa vậy.

Lịch đời sau cứ theo đó mà làm chỉ cần cho hợp thời mà thôi cho nên lịch xưa từ đó mà mất vậy. Nay nói Giáp Tí tức thật có Mộc khí làm chủ, mà nói nay mộc mai hỏa kia thổ cũng không láo ư ! Hoặc nói đại rằng chiêm đẩu nhuế mà tạo Giáp Tí túc là rời cái gốc trời đất, cho nên lịch nguyên dùng tháng Giáp Tí ngày giáp tí giờ giáp tí là không nghĩ đến chiếm đẩu nhuế mà chỉ có thể định 12 tháng .

Trời đất sơ khai mở ra ngày tháng như hợp bích, ngũ tinh như liên châu đều khởi đầu nơi khiên ngưu mà sau đó là nữa đêm đông chí, dây là tư pháp cho nên Mạnh tử dùng lịch lấy can tuế có thể chắc chắn mà làm .

– Nay xét lịch bây giờ thì sự khai mở của trời đất cũng là số vậy, có trời đất ban đầu ư !, có nhật nguyệt sơ chuyển ban đầu ư, văn tự không thông, thiên vận không có căn cứ mà lại đặt được thư sách như vậy ư !

Nhưng xưa nay các bậc cao nhân đạo sĩ xem xét thiên số, quyền sát âm dương, lấy số Thái Ất mà đặt thiên vận cát hung, lấy Lục Nhâm mà đặt nhân sự cát hung, lấy Kỳ môn mà đặt địa phương cát hung, lấy năm tháng ngày giờ mà định một đời người cát hung, nếu nói như Vương thị ở trước thì không đủ tin.

Luận nghĩa thập can danh tự :

Thiên khí khởi đầu nơi can Giáp, địa khí khởi đầu nơi chi tí. Thánh nhân theo đó mà xét cứu để dùng khí âm dương khinh trọng, soạn ra chương đức đặt nên biễu sự, do nơi can Giáp tương hợp sau đó mới thành theo từng năm mà thống cả 60 năm, có thể chỉ chọn một ngày mà biết rõ 12 thời tuế vận doanh hư, khí lịnh sớm muộn vạn vật sanh tử. Lấy nay nghiệm xưa, nếu có hiểu được thì chẳng khác vậy, nơi cái chi tiết mà biết chưa có điềm họa phước, dùng hay thì xét được cái hướng đến của sanh tử tức là đã tinh vi được ý nghĩa có thể cho là to lớn.

Đông phương Giáp Ất, Nam phương Bính Đinh, Tây phương Canh Tân, Bắc phương Nhâm Quý, trung ương Mậu Kỷ là vị của ngũ hành.

Bởi vị của Giáp Ất là Mộc đắc lệnh ở Xuân, Giáp là dương mà trong âm gồm loài thảo mộc nên Giáp đầu tiên vậy, Ất là qua nửa dương nhưng chưa được chánh phương nên Ất chịu sau vậy, vạn vật đều từ Giáp mà ra.

Bính Đinh là hỏa vị đắc lịnh ở Hạ, Bính có dương trên mà âm dưới, âm trong mà dương ngoài, Đinh thì dương mạnh nên tương thích cùng âm khí, vạn vật được tỏ rõ to mạnh.

Mậu Kỷ là Thổ vị, can hành ở tứ quý, Mậu là dương thổ, vạn vật sanh mà mất ở đó, tách ra mà nhập vào ; Kỷ là âm thổ, không nơi sở cứ nên do chỗ Mậu mà khởi Kỷ vậy. Thổ hành nơi cuối tứ quý, vạn vật xanh đẹp, khuất ức mà khởi ra.

Canh Tân là Kim vị, hành lệnh ở Thu, Canh là âm can mà đổi thành dương tiếp tục. Tân là dương ở dưới mà âm ở trên, âm đến dương hết ở đó nên Canh củ mà đổi qua Tân. Canh Tân đều là Kim, Kim có vị Cay, vật có thành rồi sau mới có vị .

Nhâm Quý là Thủy vị hành lệnh ở Đông. Nhâm là vị dương sanh, Nhâm gọi là Thai, vạn vật hoài thai nơi Nhâm cùng với Tí tương ý, Quý là … vậy, là thiên lệnh đến đây, vạn vật đọng lại rồi hoài thai mà sanh ấy là cái đạo trời. Nên trong Kinh nói : Thiên có 10 ngày, ngày 6 thời mà tuần hoàn vậy, một Giáp thiên địa có Bính Mậu Canh Nhâm là dương, Ất Tân Đinh Quý là âm, ngũ hành đều có một âm một dương cho nên có 10 ngày.

Luận thập nhị chi :

– Dương thanh là thiên, ngũ hành rõ ra làm 10 can, trước âm là địa, định nơi 8 phương mà phân 12 chi. Vận đổi khí đi, từng năm mà ứng khí doanh khí hư, thăng lên giáng xuống, mọi vật biến hóa theo thời kỳ cho nên can chi phối hợp mói thật diệu dụng vậy. Tí là Bắc phương hàn âm thủy vị và nhứt dương bắt đầu sanh nên gọi là âm cực thì dương sanh.

Nhâm là thai mà tí là con, đây là thời của tháng 11 vậy, đến sửu âm chuộng lấy mà buộc lại, cũng là trợ thêm vậy, đây là tháng 12 tức cái vị cuối cùng, nương theo đó mà có tên (Sửu ). Dần là chánh nguyệt, dương đã ở trên âm đã ở dưới, là cái thời bắt đầu nhân sự vậy, là diễn vậy, là Tân vậy.

Mão là thời nhứt thăng, vả lại mão là xanh tươi nên nói rằng tháng hai dương khí thạnh, khí dương đã quá nữa thì cái thời của tháng 3 đến, vạn vật rung động mà liền nối nên gọi là Chấn. Tị là tháng 4 chánh dương không có âm, từ tí đến đậy là dương tận, vật tận cùng để qua Ngọ, vì dương còn chưa khuất nên thái âm sanh mà làm chủ gọi là Ngọ tức tháng 5 đều phong mãn trưởng đại. Mùi là tháng 6 còn gọi là Vị, vật thành mà có vị cùng đồng với Tân.

Thân là tháng 7, Thân đã là dương, khi âm đến Thân thì trên dưới đều thông. Bạch lộ là thời kỳ lá rụng vậy, có thể nói âm sự đã thành, lại nói thân tức thân thể tức là vật thể đều thành vậy, là thời gian mặt trời lặn về Tây và dương chánh ở giữa mặt trăng. Đến Dậu thì vạn vật thâu liễm vậy. Qua tháng 9 Tuất là dương chưa gởi, mọi sự chất chứa nơi Tuất, Tuất còn là Càn vị cho nên Tuất là Thiên Môn vậy, bởi Tuất mà diệt thì vạn vật đều suy vong vậy. Tháng 10 Hợi là tháng thuần âm, Hợi là hiệu nên nói rằng âm khí hiệu sát vạn vật, đây là cái đạo của đất. Các tên tháng qua đây mà có.

– Can Giáp là thiên Ngũ Hành nói theo ý nhứt âm nhứt dương. Tí chi là địa ngũ hành nói theo ý phương ngung, nên Tí Dần Ngọ Thân là dương và Mão Tỵ Dậu Hợi là âm. Thổ ở tứ duy cho đến tứ quý thì hết. Thổ có bốn thời Thìn Tuất là dương, Sửu Mùi là âm nên có số không đồng nhau, hợp tức là 10 phối với 12 mà thành 60 ngày, vòng 6 nhân 6 mà thành năm. Trong Kinh nói Trời lấy 6 nhân 6 mà làm tiết để thành một năm là nghĩa đó vậy.

Trần Bác nói : Thên can khởi ở Giáp mà hết ở Quý là số của Hà Đồ sanh vậy. Địa chi khởi ở Tí mà hết ở Hợi là số kỳ ngẫu của Lạc Thư. Dương tự về gốc, lục biến thành Càn đủ ở dương. Âm tự trở lại gốc lục biến thành Khôn âm. Hiệp hai lục lại mà thành 12 thời vậy. Can dương gồm Giáp Bính Mậu Canh Nhâm , can âm gồm Ất Đinh Kỷ Tân Quý .

Chi dương gồm Tí Dần Thìn Ngọ Thân Tuất, chi âm gồm Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi. Theo pháp dùng can dương phối với chi dương, âm can phối với âm chi. Do Mộc (cây ) mà có Can có Chi. Từ đầu là Giáp Tí, dùng lục Giáp ngũ Tí mà lần lượt an bài cho đến tận Quý Hợi.

Vẫn lấy số can chi mà kê thành số, tổng số can chi trừ cho số 5 còn thừa bao nhiêu lấy đó mà định canh âm ngũ hành tức là Nạp Âm Lục Giáp. Thánh nhân theo đó mà dùng, phân kim 60 vị mà phân bổ ra 24 vị. Lấy chánh ngũ hành làm chủ các cung, dùng Lục Giáp đại ngũ hành mà làm sách, xét phân kim khí Thai Dưỡng Suy Tử để định quẻ Cô Hư Vượng Tướng, trong có Mậu Kỷ là quy giáp không vong, Giáp Ất làm bổ tiếp cho không, ấy là âm dương tiêu tức. Thường lập táng, thừa khí, định mệnh, nạp âm đều theo đấy.

Tổng luận nạp âm :

– Thường khi viết lách đàm luận Lục thập Giáp tí nạp âm có 60 luật làm gốc tương vòng thành cung vậy, mỗi mỗi đều gồm ngũ âm. Phàm thì dương khí khời đầu ở phương Đông rồi hành qua phải, âm khí khởi ở phương Tây rồi hành qua trái. Âm dương tương thác mà sanh biến hóa. Gọi là khí bắt đầu ở phương Đông mà tứ thời bắt đầu ở Mộc, hành qua phải thì truyền ở Hỏa, Hỏa truyền qua Thổ, Thổ truyền qua Kim, Kim truyền qua Thủy . Gọi là gốc ở phương Tây tức ngũ âm khởi đầu ở Kim, hành qua trái truyền ở Hỏa, Hỏa truyền qua Mộc, Mộc truyền qua Thủy, Thủy truyền qua Thổ.

– Nạp âm trong Dịch cũng cùng một pháp. Càn nạp Giáp, Khôn nạp Quý, bắt đầu ở Càn mà hết ở Khôn. Nạp âm đầu ở Kim, Kim tức là Càn vậy, kết ở Thổ, Thổ là Khôn vậy. Ở trong ngũ hành chỉ có Kim luyện mà thành khí, thanh âm rất rõ vang xa, cho nên nạp âm đầu là Kim.

– Pháp nạp âm tương tự như lấy vợ, cách 8 mà sanh con, là pháp âm luật tương sanh vậy. Giáp Tí Kim thân đồng vị lấy Ất Sửu cách 8 mà sanh Nhâm Thân là Mạnh. Nhâm Thân đồng vị lấy Quý Dậu cách 8 ngôi mà sanh Canh Thìn Kim là Quý. Canh Thìn đồng vị lấy Tân Tỵ cách 8 mà sanh Mậu Tí Hỏa là Trọng . Mậu Tí lấy Kỷ Sửu sanh Bính Thân Hỏa là Mạnh. Bính Thân lấy Đinh Dậu sanh Giáp Thìn Hỏa là Quý. Giáp Thìn lấy Ất Tỵ sanh Nhâm Tí Mộc là Trọng. Cứ như vậy Tả hành đến Đinh Tỵ trung cung. Ngũ âm hết trở lại Giáp Ngọ Kim mà truyền. Giáp Ngọ lấy Ất Mùi cách 8 mà sanh Nhâm Dần, cứ theo pháp Giáp Tí cho đến Quý Hợi. Từ Tí đến Tỵ là dương, cho nên từ hoàng chung đến trung cung là dương đều hạ sanh ; từ Ngọ đến Hợi là âm, nên từ lâm chung đến ứng với chung đều thượng sanh. Nói thượng hạ sanh tức là thiên khí hạ giáng địa khí thượng thăng.

– Dịch nói thiên địa giao thái cũng chính là cái nghĩa ấy vậy, nhưng sở sanh chỉ có ba tức cũng có nghĩa tam nguyên cho nên trong sách nói tam mà thành thiên, tam mà thành địa, tam mà thành nhân tượng hào trong Dịch.

– Lão tử nói : nhất sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật, bởi có trước mới có sau vậy. Lại xem Hư lạc sử nói : Giáp Ất mộc, Sửu Mùi Thổ, Tí thủy mà Ngọ hỏa, sáu thứ này không có kim mà phối hợp Phong hậu bèn lấy Giáp Tí Ất Sửu, Giáp Ngọ Ất Mùi mà xuất kim, số cũng vậy mọi sự hòa hợp biến đổi cũng từ đấy mà ra .Càn là Thiên, Khôn là Địa, Càn Khôn hợp lại là thái bình ; Đức là cha, Hồng là mẹ, Đức Hồng hợp mà Đồng. Can là quân, Chi là thần, can hợp chi mà sinh nạp âm ; cho nên Giáp Ất là quân và Tí sửu là thần, Tí Sửu Giáp Ất hợp lại mà thành Kim, bởi ngũ hành tại nơi thiên hạ, tất cả đều có khí tánh, có tài vị, hoặc tương tế hoặc tương khắc, nếu thành hoặc chưa thành khí thì trong vượng phải chịu tuyệt, trong tuyệt phải chịu khí, nếu chỉ lấy tương phối mà thủ thì là bất đồng thôi. Cho nên số của Kim sở dĩ khó đồng vậy mà lại có Hải trung, Sa trung khác nhau vậy. Hoặc nói Giáp Ất lấy tương khắc mà thủ, Gíap gia với Canh , Ất giá với Tân, Giáp Ất tức có Kim khí, cho nên thường thì Mộc có Kim thai, dương sanh nơi tí thủy vượng địa cho nên Giáp tí Ất sửu là Hải trung dương Kim, âm sanh nơi ngọ hỏa vượng địa cho nên Giáp ngọ Ất mùi là Sa trung âm kim. Tí là Thái dương, Ngọ là Thái âm. Lấy giáp vào Tí, Ất vào Sửu lần lượt đến Ngọ thì được Canh, Mùi thì gặp Tân tức dương sách âm. Lấy Giáp vào Ngọ, Ất vào Mùi cho đến Tí sửu cũng được Canh Tân là âm đơn dương. Đây cũng chính là phép toàn cung. Phu thê tử mẫu tương tề, tương khắc, tương thượng tương hạ mà mang sẵn các điềm cát hung vậy. Thảo thì có đàn có đống, đơn lẻ mà thực là sát yểu, hợp lại mà thực là thọ, tỷ như Kim có sắc trắng mềm hợp lại mà luyện sẽ thành cứng, cái lý là như. %20align=

Lại xét trong lục vi âm luận nói : Nạp âm tức là Tí Ngo đếm đến Canh, Sửu Mùi đếm đến Tân, Dần Thân đếm đến Mậu, Mảo Dậu đếm đến Kỷ, Thìn Tuất đếm đến Bính, Tỵ Hợi đếm đến Đinh ; 7 phần nầy tứ phương khí số nạp âm thuộc Kim vậy ; phương Nam thiên khí màu đỏ nên nạp âm thuộc hỏa vậy, được 9 tức phương Đông khí dương 9 nên nạp âm thuộc Mộc vậy, được 1 tức trung ương khí tỗn thống nên nạp âm thuộc Thổ vậy, được 5 tức Bắc phương khí huyền cực nên nạp âm thuộc thủy.

Giả như Giáp Tí Giáp Ngọ từ Giáp đến Canh, Ất Sửu Ất Mùi từ Ất đến Tân thỉ số đều là 7 nên nạp âm thuộc Kim. Bính Dần Bính Thân theo Bính đến Mậu, Đinh Mảo Đinh Dậu từ Đinh đến Kỷ thì đều số 3 nên nạp âm thuộc Hỏa. Mậu Thìn Mậu Tuất từ Mậu đến Bính, Kỷ Tỵ Kỷ Hợi từ Kỷ đến Đinh thì đều số 9 nên nạp âm thuộc Mộc. Canh Tí Canh Ngọ, Tân Mùi Tân Sửu, đều là số 1 nên nạp âm thuộc Thổ. Bính Tí Bính Ngọ từ Bính dến Canh, Đinh Mùi Đinh Sửu từ Đinh dến Tân đều là số 5 nên nạp âm thuộc Thủy. Sở dĩ chỉ lấy Can số mà không lấy Chi số, như từ Bính đến Canh tức là Bính đinh mậu kỷ canh đó tức 5 số vậy. Lại như từ Giáp đến Canh tức Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh thì 7 số vậy. Đây là cái nghĩa của Lạc sứ.

– Lại trong Tục đường hà lục nói : Nạp âm lục thập Giáp tí tức là dùng Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ mà làm rõ vậy. Nhứt lục là Thủy, nhị thất là Hỏa, tam bát là Mộc, tứ cửu là Kim, ngủ thập là Thổ. Nhưng ở trong ngũ hành chỉ có Kim và Mộc là có âm tự nhiên, còn Thủy Hỏa Thổ thì nương giả mà sau đó có âm vậy. Thủy giả Thổ, Hỏa giả Thủy, Thổ giả Hỏa nên Kim âm là 4, 9 Mộc âm là 3, 8. Nhứt lục là Thủy, ngũ thập là Thổ, nhị thất là Hỏa ; như Giáp Tí Ất Sửu có số là 34 thừa 4 là Kim âm vậy. Mậu Thìn Kỷ Tỵ có số 28 thừa 8 là Mộc âm vậy . Canh Ngọ Tân Mùi có số là 32 thừa 2 là Hỏa vậy. Thổ dùng Hỏa làm âm nên bèn là Thổ vậy. Giáp Thân Ất Dậu có số 30 là Thổ vậy. Mà Thủy dùng Thổ làm âm nên bèn là Thủy vậy .Mậu Tí Kỷ Sửu có số 31 thừa 1 là Thủy, Hỏa lấy Thủy làm âm nên bèn là Hỏa vậy.

Thường lục thập Giáp Tí đều gồm lưỡng Kim lưỡng Mộc tương kích tự nhiên mà thành âm và Thủy thì dùng Thổ kích, Hỏa thì dùng Thủy kích, tương thắng mà thành âm. Thổ nhờ Hỏa nung đúc mà thành khí vật sau đó mới có âm, đấy cũng là cái lý tự nhiên.

Lại nói rằng Lục thập Giáp tí nạp âm đều do ngũ âm mà sanh, ngay thẳng thông suốt, bởi Giáp tí là đầu mà ngũ âm đầu tiên ở cung Thổ nhưng cung Thổ sanh kim nên Giáp Tí là Kim còn Ất Sửu là âm theo dương ; lấy Kim mà sanh Thủy nên Bính Tí là Thủy mà Đinh sửu tòng theo. Giác Mộc sanh Hỏa nên Mậu Tí là Hỏa, dùng hỏa sanh Thổ nên Canh Tí là Thổ. Vũ Thủy sanh Mộc nên Nhâm tí là Mộc mà Kỷ sửu Tân sửu Quý sửu tùng theo, đến nơi Giáp Dần thì nạp âm khởi ở Thương, Thương là Kim sanh Thủy cho nên Giáp Dần là Thủy ; giác Mộc sanh Hỏa nên Bính Dần là Hỏa, trưng Hỏa sanh Thổ nên Mậu Dần là Thổ. Vũ thủy sanh Mộc nên Canh Dần là Mộc , cung Thổ sanh Kim nên Nhâm Dần lá Kim , ngũ Mảo đều theo đó . Dến Giáp Thìn thì nạp âm khởi ở Giác, Giác Mộc sanh Hỏa nên Giáp Thìn là Hỏa, chủy tương Hỏa sanh Thổ nên Bính Thìn là Thổ, Vũ thủy sanh Mộc nên Mậu thìn là Mộc, cung Thổ sanh Kim nên Canh Thìn là Kim, Thương Kim sanh Thủy nên Nhâm Thìn là Thủy mà ngũ Tỵ đều tong theo. Cung Thương Giác đều vậy chỉ có Trùng Vũ thì không thể ở đầu, đó là Giáp Ngọ trở lại như Giáp Tí, Giáp Thân như Giáp Dần, Giáp Tuất như Giáp Thìn mà ngũ Mùi ngũ Hợi cũng tùng theo các loại

Lại một thuyết nói : số đại diễn ngũ thâp thì dùng 49, trước dùng 49 số mà bố, không dùng số thái huyền : Giáp Kỷ tí Ngọ 9, Ất Canh Sửu Mùi 8 ,Bính Tân Thân Dần 7, Đinh Nhâm Mảo Dậu 6 Mậu Quý Thìn Tuất 5, Tỵ Hợi đơn danh 4. Lấy số 5 mà trừ, không đủ 5 thì lấy nạp âm mà thuộc, Thủy 1 Hỏa 2 Mộc 3 Kim 4 Thổ 5 hể tương sanh thì tiện dùng vậy ; như dư 1 thủy thì sanh Mộc, dư 2 Hỏa thì sanh Thổ, dư 3 Mộc thì sanh Hỏa, dư 4 Kim thì sanh Thủy , dư 5 Thổ thì sanh Kim . Giã sử Giáp Tí Ất Sửu 4 vị Can Chi cọng được số 34 , lấy 49 trừ đi ta có số 15, lấy 15 trừ 10 còn dư 5 thuộc Thổ, Thổ năng sanh Kim nên Giáp Tí Ất sửu là Kim ; Bính Dần Đinh Mão 4 vị can chi cộng số được số 26 , lấy 49 trừ đi ta có số 23, lấy 23 trừ 20 còn lạ 3 thuộc Mộc, Mộc năng sinh Hỏa nên Bính Dần Đinh Mão thuộc Hỏa ; Các vị khác cứ theo đó mà tính vậy. Đại để Lục thập Giáp tí như vậy, luật nạp âm vậy, cái khác của can chi nạp âm vậy, đây là cái số tự nhiên của trời đất, Hà Đồ sanh số thì tả toàn nên dùng trung ương là Thổ mà sanh Tây phương Kim, Tây phương Kim mà sanh Bắc phương Thủy, Bắc phương Thủy mà sanh Đông phương Mộc, Đông phương Mộc mà sanh Nam phương Hỏa, Nam phương Hỏa mà trở lại sanh trung ương Thổ. Lạc Thư khác số thì Hữu chuyển nên lấy trung ương Thổ mà khắc Bắc và Tây Bắc Thủy , Bắc và Tây Bắc Thủy mà khắc Tây và Tây Nam Hỏa, Tây và Tây Nam Hỏa mà khắc Nam và Đông Nam Kim, Nam và Đông Nam Kim mà khắc Đông và Đông Bắc Mộc, Đông và đông bắc Mộc mà trở lại khắc trung ương Thổ. Thật là thông suốt cho nên Nạp âm đúng là vi diệu vậy, từng đoạn đều xuất từ Hoàng đế không nghi vậy.

Trở lại xét số Thái huyền thì vì sao lấy Giáp Kỷ Tí Ngọ là số 9 , bởi lẻ nguồn gốc của vạn vật thì từ Thiên Địa mà Vận thì lại ở Tứ Thời, Xuân vạn vật tươi tốt nơi Cấn, Thu vạn vật điêu linh ở Khôn, Sanh thì phát, Quy thì chứa mà chẳng rời nơi Thổ, Thổ tức là Khôn Cấn. Dịch nói : Cấn trước sanh ra vật mà Khôn thì vật trưởng thành, Giáp thì đầu thiên can còn Tí thì đầu địa chi, hai nghĩa tuần hoàn mà 1 dương trở lại nên Giáp Tí khởi số ở nơi thiên địa là vậy.

Tí 1 dương thuộc Càn tức là đạo cha vậy, Giáp phối với Nhâm theo Tí đếm đến Thân thì gặp Nhâm được 9 số cho nên Nhâm lấy số 9 vậy. Phu phụ phối hợp nên hai can Giáp Kỷ đều mang số 9 vậy. Sửu trước có Ất đến thân được số 8 nên Ất Canh đều mang số 8 vậy. Dần trước có Bính đến Thân được số 7 nên hai can Bính Tân đếu mang số 7. Mảo trước có Đinh đếm đến Thân được số 6 nên hai can Đinh Nhâm đều mang số 6. Thìn trước có mậu đến Thân được 5 nên hai can Mậu Quý đều mang số 5. Đây là thiên can khởi ở Càn.

Ngọ là nhứt âm thuộc Khôn là cái đạo làm thần ( tôi ) vậy. Ất phối với Quý, từ Ngọ gia ất đếm đến Dấn gặp Quý được 9 số, Tí là nhứt dương, Ngọ là nhứt âm phụ phụ tương phối nên hai chi Tí Ngọ đếu mang số 9. Sửu gia Dần đếm đến Mùi được 8 nên 2 chi Sửu Mùi đều mang số 8 ,lấy Dần gia Thân đếm đến Dần được 7 nên hai chi Dần Thân đều mang số 7. Lấy Mảo gia Dậu đếm đến Dần được 6 nên hai chi Mảo Dậu đều mang số 6. Lấy Thìn gia Tuất đếm đến Dần được 5 nên hai chi Thìn Tuất đều mang số 5. Lấy Tỵ gia Hợi đếm đến Dần được 4 nên hai chi Tỵ Hợi đều mang số 4. Số chỉ dừng nơi 9 mà không phải là 10 bởi nếu 10 thì lại khởi 1, cho nên thường số 10 thì viết nhứt thập. Số Lạc Thư bắt đầu ở 1 mà hết ở 9, cái số sanh hắc tự nhiên của Thái Ất đồ thư vậy. ( Bởi vạn vật có nguồn gốc là Thiên địa mà vận thì ở tứ thời . ) . Thái Huyền chỉ tùng theo 4 mà khởi số chứ không nói 1, 2, 3 bởi vì 1 sanh 2, 2 sanh 3, 3 sanh vạn vật, 1 là Thiên, 2 là Địa, 3 là Nhân, có thiên địa mà sau mới có vạn vật cho nên nói rằng Tam nguyên ; còn thiên can 10 , địa chi 12 thì khởi ở 9 mà hết ở 4, thiên can địa chi đã tận tự không có 1,2, 3. Số Thái Huyền khởi đều do cái lý tự nhiên như vậy, không thể không biết.