KIM – OANH – KÝ
BÁT MÔN THẦN KHOÁ
LỜI NÓI ĐẦU
Nhiều người nghe đến hai tiếng Bát Môn đều ham, cũng như nhắc đến tài của Khổng Minh ai nào chẳng khen phục. Khổng Minh là người sáng tác ra quẻ Bát Môn ấy.
Cũng lắm ông khó tính như soạn giả không tin gì lắm nhưng khi học qua được mới rõ quẻ tuy đơn gian mà ứng nghiệm.
Từ trước những ông chỉ chuyên nội quẻ Bát Môn cũng nổi tiếng đó đây, song nói là môn ruột đừng hòng các ông ấy chỉ lại cho ai.Có người gặp đặng quyển ấy lưu truyền, nhưng vấp phải Hán tự khó như Pháp văn chẳng phải chữ đâu nghĩa đó theo nối Việt văn, nên cần phải hiểu rõ lý của nó.
Hơn nữa Hán văn còn bí mật hơn. Cả một bài dài thườn thượt mỗi câu gói ghém đầy bí mật lại chẳng phân câu cho nên một bài mà mỗi lần bạn đọc qua thấy nghĩa mỗi lần khác nhau.
Nên soạn giả giúp đủ tài liệu cho các bạn hiếu kỳ có được môn này trong tay mà kinh nghiệm cho thoả.
Lý Thuần Phong: Thái sử lệnh đời Đường Cao Tông, giỏi thiên văn lịch số là một nhà toán học xuất sắc đã làm chú thích Thập bộ toán kinh. Phó Dịch: cũng là Thái sử lệnh đời Đường.
*Soạn giả: Thái Kim Oanh
BÁT MÔN THẦN KHOÁ
*GIỜ ÂM LỊCH :-
Nhiều môn toán độn cần ghép giờ Âm lịch lúc người ta mốn xem mà định quẻ, lấy sai giờ thì quẻ đoán sai cả, đến việc chọn ngày giờ cũng cần nhất là giờ Âm lịch. Mỗi 1 ngày đêm là 12 giờ âm lịch (hiệp đồng hồ). Bắt đầu từ giữa đêm là giờ: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi mỗi giờ là 2 tiếng đồng hồ. Giờ tháng trước sớm hoặc trễ hơn tháng sau những 10 phút, đầu giờ tháng 11 là 0 giờ 10 phút, đầu giờ Tý tháng năm là 1 giờ 10 phút sớm hoặc trễ cả 1 tiếng đồng hồ.
Xem kỹ đây là tính theo giờ Việt nam (từ 1960—1975) (Múi giờ 8)
Tháng 11: đầu giờ Tý là 0 giờ 10 phút (đầu giờ Ngọ là 12 giờ 10 phút)
Tháng 12 và tháng 10: đầu giờ Tý là 0 giờ 20 phút (và giờ Ngọ là 12 giờ 20 phút)
Tháng 1 và tháng 9: đầu giờ Tý là 0 giờ 30 phút (và giờ Ngọ là 12 giờ 30 phút)
Tháng 2 và tháng 8: đầu giờ Tý là 0 giờ 40 phút (và giờ Ngọ là 12 giờ 40 phút)
Tháng 3 và tháng 7: đầu giờ Tý là 0 giờ 50 phút (và giờ Ngọ là 12 giờ 50 phút)
Tháng 4 và tháng 6: đầu giờ Tý là 1 giờ (giờ Ngọ là 13 giờ đúng)
Tháng 5: đầu giờ Tý là 1 giờ 10 phút (và giờ Ngọ là 13 giờ 10 phút)
*Bạn tinh ý 1 chút thì nhớ đặng khỏi cần dùng đến sách.
Từ tháng 11 thuận đến tháng 5 mỗi tháng lên 10 phút, và từ tháng 5 đến tháng 11 mỗi tháng sụt xuống 10 phút.
*BẢNG GIỜ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM THEO MÚI GIỜ 7
Tháng 11: đầu giờ Tý là 23 giờ 10 phút (đầu giờ Ngọ là 11 giờ 10 phút)
Tháng 12 và tháng 10: đầu giờ Tý là 23 giờ 20 phút (và giờ Ngọ là 11 giờ 20 phút)
Tháng 1 và tháng 9: đầu giờ Tý là 23 giờ 30 phút (và giờ Ngọ là 11 giờ 30 phút)
Tháng 2 và tháng 8: đầu giờ Tý là 23 giờ 40 phút (và giờ Ngọ là 11 giờ 40 phút)
Tháng 3 và tháng 7: đầu giờ Tý là 23 giờ 50 phút (và giờ Ngọ là 11 giờ 50 phút)
Tháng 4 và tháng 6: đầu giờ Tý là 0 giờ (giờ Ngọ là 12 giờ đúng)
Tháng 5: đầu giờ Tý là 0 giờ 10 phút (và giờ Ngọ là 12 giờ 10 phút)
NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH, TƯƠNG KHẮC
1. Tương sinh theo chiều mũi tên như sau:
Kim –> Thuỷ–> Mộc–>Hoả–>Thổ–>Kim (khép kín)
2. Tương khắc theo chiều mũi tên như sau:
Kim–> Mộc–> Thổ–> Thuỷ—>Hoả–> Kim (khép kín)
NGŨ HÀNH VƯỢNG TƯỚNG THEO 4 MÙA
Mùa xuân: tháng 1 tháng 2 thộc Mộc – thì hành Mộc vượng, Hoả tướng, Thuỷ hưu, Kim tù, Thổ tử.
Mùa hạ: tháng 4 tháng 4 thuộc Hoả – thì hành Hoả vượng, Thổ tướng, Mộc hưu, Thuỷ tù, Kim tử.
Mùa thu: tháng 7 tháng 8 thuộc Kim – thì hành Kim vượng, Thuỷ tướng, Thổ hưu, Hoả tù, Mộc tử.
Mùa đông: tháng 10 tháng 11 thuộc Thuỷ – thì hành Thuỷ vượng, Mộc tướng, Kim hưu, Thổ tù, Hoả tử.
Tứ quý: tháng 3 tháng 6 tháng 12 thuộc Thổ – thì hành thổ vượng, Kim tướng, Hoả hưu, Mộc tù, Thuỷ tử
Được vượng tướng, tốt, hưu tầm thường, tù, tử xấu.
THIÊN CAN, ĐỊA CHI THUỘC NGŨ HÀNH
1. Thiên can
Giáp, Ất – Mộc; Bính, Đinh – Hoả; Mậu, Kỷ – Thổ; Canh, Tân – Kim; Nhâm, Quý – Thuỷ
2. Địa chi
Hợi, Tý – Thuỷ; Dần, Mão – Mộc; Tỵ, Ngọ – Hoả; Thân, Dậu- Kim; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi – Thổ.
TAM HỢP
Hợi- Mão- Mùi, Tỵ- Dậu- Sửu, Thân- Tý- Thìn; Dần- Ngọ- Tuất.
LỤC HỢP
Tý- Sửu; Dần- Hợi; Mão- Tuất; Thìn- Dậu; Tỵ- Thân; Ngọ- Mùi.
TỨ HÀNH XUNG
Tý-Ngọ-Mão-Dậu; Thìn-Tuất-Sửu-Mùi; Dần-Thân-Tỵ-Hợi
LỤC XUNG
Tý-Ngọ; Sửu-Mùi; Dần-Thân; Mão-Dậu; Thìn-Tuất; Tỵ-Hợi
LỤC HẠI
Tý-Mùi, Sửu-Ngọ; Dần-Tỵ; Mão-Thìn; Hợi-Thân; Tuất-Dậu
BÁT QUÁI
Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài
Càn- Kim: Tây Bắc -Tuất Hợi, tháng 9; 10 sắc trắng, thuộc số 6 (lục càn)
Khảm-Thuỷ: Chính Bắc -Tý, tháng 11, sắc đen, thuộc số 1 (nhất khảm)
Cấn-Thổ: Đông Bắc – Sửu Dần , tháng 12, giêng, sắc vàng, thuộc số 8 (bát cấn)
Chấn – Mộc: Chính Đông-Mão, tháng 2, sắc xanh, thuộc số 3 (tam chấn)
Tốn-Mộc: Đông Nam-Thìn Tỵ, tháng 3;4, sắc xanh, số 4 (tứ tốn)
Ly-Hoả: Chính Nam- Ngọ, tháng 5, sắc đỏ, thuộc số 9 (cửu ly)
Khôn-Thổ: Tây Nam-Mùi Thân, tháng 6;7, màu huỳnh, thuộc số 2 (nhì khôn)
Đoài-Kim: Chính Tây-Dậu, tháng 8, màu trắng, thuộc số 7 (thất đoài)
CỬU CUNG BÁT QUÁI
Nhất Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ Trung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, cửu Ly (Là số của Cửu cung)
BÁT MÔN ĐẠI ĐỘN LUẬN
Bát môn vốn là Bát quái biến ra khởi thuận hành mỗi cung vị tại Khảm thuận hành là Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Kiển, Tử, Kinh, Khai. Thứ tự như sau:
Hưu tại Khảm
Sinh – Cấn
Thương -Chấn
Đỗ – Tốn
Kiển – Ly
Tử – Khôn
Kinh – Đoài
Khai – Càn
Trại ra bát môn cho khỏi lầm lạc các môn độn khác
Nếu thạo can chi, ngũ hành, bát quái thì xem Bát môn rất dễ.
*Bát môn thần khoá bổ sung :-
Tại hạ xin hân hạnh góp ý thêm vào Bát môn thần khoá mục Tam hợp:
Hợi-Mão-Mùi thuộc Mộc cục
Thân-Tý-Thìn thuộc Thủy cục
Ty.Dậu-Sửu thuộc Kim cục
Dần-Ngo.-Tuất thuộc Hoả cục
Chân thành cảm ơn bài đăng của Thái Tuế và tác giả Thái Kim Oanh.
CÁCH ĐỘN QUẺ
Các cung được thể hiện như Hình vẽ 1. Bàn tay làm công cụ để tính độn
Tháng giêng khởi tại Cấn, (đầu dưới ngón trỏ)
Tháng 2 tháng 3 tại Chấn, (giữa ngón trỏ)
Tháng 4 tại Tốn, (đầu trên ngón trỏ)
Tháng 5 tháng 6 tại Ly (đầu trên ngón giữa)
Tháng 7 tại Khôn (đầu trên ngón áp út)
Tháng 8 tháng 9 tại Đoài (giữa ngón áp út)
Tháng 10 tại Càn (đầu dưới ngón áp út)
Tháng 11 tháng 12 tại Khảm (đầu dưới ngón giữa)
*Chú ý: Xem kỹ tháng 1-4-7-10 mỗi tháng chiếm một cung. Còn 4 cung khác mỗi cung chiếm hai tháng.
Vậy là tháng nào đã xác định được cung khởi rồi. Tiếp tục trên cung khởi (đã được xác định theo tháng như trên). Khởi tại cung đó là ngày mùng 1 đến ngày khách đến xem, đến cung nào tiếp đó lại khởi tại cung đó bắt đầu là giờ Tý đến giờ khách đến xem vào cửa nào thì căn cứ vào cửa đó để đoán quẻ.
Nên nhớ đều phải tính thuận theo chiều kim đồng hồ
*Ví dụ:
Ngày mùng 8 tháng giêng giờ Thân có khách lại coi quẻ.
Tháng giêng khởi tại Cấn. tại Cấn khởi ngày mùng 1, tính thuận mỗi cung – mùng 2 tại Chấn, mùng 3 tại Tốn, mùng 4 tại Ly, mùng 5 tại Khôn, mùng 6 tại đoài, mùng 7 tại Càn, mùng 8 tại Khảm.
*Tiếp tục:
Trên ngày khởi giờ, tại Khảm là giờ Tý (chỗ mùng 8 Khảm). Giờ Sửu tại Cấn, giờ Dần tại Chấn, giờ Mão tại Tốn, giờ Thìn tại Ly, giờ Tỵ tại Khôn, giờ Ngọ tại Đoài, giờ Mùi tại Càn thì giờ Thân tại Khảm, Khảm là Hưu vậy lấy quẻ HƯU để đoán.
Nếu họ cầu công danh thì đoán quẻ Hưu nơi bài thơ công danh, bằng họ xem cầu tài thì đoán quẻ Hưu bài cầu tài là đúng.
BÁT MÔN PHÚ CHƯỞNG
Luận từ thái cực phân sơ
Âm Dương nhị khí xoay vần lưỡng nghi
Lập làm Bát quái định vì
Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài.
Mới sinh tù thử di lai
Tỏ đặng lòng trời thông sự Quốc gia
Lập làm Bát quái truyền ra
Sửa sang việc nước việc nhà cho an
Kiết hung mỗi sự mỗi tàng,
Ngũ hành phân xét liệu toan tỏ bầy
Chỉ xem 8 vị ngón tay,
Biết lẽ trời đất chuyển xoay dữ lành
Màng chi Quỷ Cốc tiên sinh
Màng chi đại định vỏ kinh kỳ cầm
Màng chi Đại độn lục nhâm.
Màng chi huyền mạng nham nhâm toàn đồ
Màng chi Du Lỗ nhị đô (Du đô Lỗ đô)
Màng chi lịch phụ thông thơ pháp mầu
Việc đời đại sự đổi thay
Rủi may đâu để nào ai biết tình
Đời Đường Lý Tịnh tiên sinh
Đời Hán Gia Cát Khổng Minh dạy truyền
Sinh môn tại Cấn tháng giêng
Cai nội danh gọi đặt tên cung Dần
Tháng 2, tháng 3 Mão cung
Thương môn tại Chấn là trung nội tù
Tháng 4 thuận tiến 1 ngôi
Đỗ môn tại Tốn vậy thời khởi đi
Tháng 5 tháng 6 thuộc Ly
Kiển môn tại Ngọ vậy thì cho thông
Tháng 7 thì khởi tại Khôn
Tử môn là hiệu cho thông cai ngoài
Tháng 8 tháng 9 khởi Đoài
Kinh môn tháng ấy trong ngoài phân minh
Tháng 10 tại Càn đinh ninh
Khai môn đó gọi là nơi Kim ngoài
Tháng Một tháng Chạp vừa hai
Khởi ngay tại Khảm là bài Hưu môn
Tám cửa tìm khởi đã khôn
Ngày giờ cho biết kẻo còn hồ nghi
Tháng nào mùng 1 khởi đi
Ngày đâu giờ đó tức thì cứ gia
Tý Ngọ Mão Dậu vậy là
Ấy thật quẻ nhất chẳng ngoa an bài
Thìn Tuất Sửu Mùi quẻ 2
Bán hung bán kiết vậy thời kể ra
Dần Thân Tỵ Hởi quẻ 3
Muôn việc chẳng hòa, chỉnh thiệt xấu thay.
(Trên đây là bài phú cách độn quẻ )
***
THÍ DỤ :-
Trường hợp có 3 người đến xem quẻ, như tháng giêng ngày 16 giờ Thân.
Người nào cũng điểm theo thường lệ, khởi tháng giếng tại Sinh trên tháng khởi ngày là mùng 1 tại Sinh, 2 tại Thương, 3 tại Đỗ..vv… đến 16 tại Hưu, trên ngày khởi giờ điểm giờ Tý tại Hưu, Sửu tại Sinh, Dần tại Thương, đến giờ Thân tại Hưu dùng cửa Hưu mà đoán.
Giờ đến lượt xem tiếp quẻ thứ 2 cho đàn ông. Vẫn điểm theo tháng ngày giờ như trước, thuộc cử Hưu, nhưng là quẻ sau này xem cho đàn ông thì phải nghịch tầm ngũ dương là từ cửa Hưu đếm ngược lại đến cung thứ 5, nhằm cửa Kiển, dùng quẻ Kiển mà đoán
(Xem Hình vẽ 2)
Lại xem tiếp một quẻ đàn bà, cũng đoán như trên là dùng cửa Kiển của quẻ trước và quẻ xem cho đoàn bà thì tiến tam âm là tiến dụng cung 3 đến tại Kiển 1, Tử 2, Kinh 3, dùng Kinh môn mà đoán.
(Xem Hình vẽ 2)
Càn – cha / chồng
Khảm – trung nam
Cấn – thiếu nam (út)
Chấn – trưởng nam
Tốn – trưởng nữ
Ly – trung nữ
Khôn – mẹ / vợ
Đoài – thiếu nữ (út)
Giả như: Có người bị mất trộm nhờ xem của đã đi gần xa.
Ví dụ toán gặp quẻ cửa KHAI, Khai tại Càn cung là quẻ Càn là lục càn là 6 bước, 6 dặm (1 dặm mười bước) xa 600 thước, hoặc 6 cây số.
Hỏi về phía nào? Càn Tây-Bắc Tuất-Hợi là của đã về hướng Tây-Bắc.
Hỏi ai là chủ mưu? Càn :- cha / chồng . Cứ quẻ Càn mà đoán
Hỏi tầm kẻ gian được không? Giả như chiếm Bổ tróc (bắt kẻ gian nhân) giao thương các loại. Dĩ nhật vi nhân dĩ thời vi tặc. Nhật khắc tức đắc. Lấy ngày làm chủ lấy giờ làm kẻ gian. Ngày khắc giờ thì đặng.
Ví dụ: Quẻ xem ngày Tỵ hay Ngọ thuộc Hoả giờ Thân thuộc kim. Hoả Khắc Kim tức là ngày khắc giờ vậy là đặng.
Hoặc hỏi lâu mau thì sẽ đặng? Nhật vi nội, thời vi ngoại, ngoại khắc nội tấc tốc, nội khắc ngoại tấc trì…
Vượng tướng tấc tốc, hưu tù tấc trì (vượng tướng hưu tù coi lại phần đã post ở trên). Giờ khắc ngày thì mau, ngày khắc giờ thì chậm, quẻ vượng tướng thì mau, hưu tù ắt chậm.
CÔNG DANH ĐỆ NHẤT CHIẾM HÔN NHÂN (Cưới gả)
HƯU tất tiền sum hậu tất ly (mới đầu sum họp sau thì chia tay)
SINH tăng phú quý khánh lộc tuỳ (2 vợ chồng phú quý)
THƯƠNG vi tiền chiếm hậu hoà hiệp
ĐỖ tất nam tầm, nữ diệc bi…
KIỂN tất trung ngoạt phân phi cách
TỬ lai bán lộ biệt mông thuỳ (giữa đường bị li biệt)
KINH phòng cô độc sầu tam sự (cô độc buồn sầu)
KHAI phát vinh hoa chỉ lưỡng thì
*THÁI KIM OANH
Kỳ Môn Ðộn Giáp là một khoa học về phương – vị dựa trên cơ sở nguyên lý Cảm Ứng Ðiện Từ.
Ta đều biết trái đất là một từ trường lớn, chịu ảnh hưởng của hệ Mặt Trời, tức chịu ảnh hưởng của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hệ sao khác. Con người là một vật mang điện (nhân điện). Khi một vật mang điện mà di động trong một từ trường nó sẽ bị từ trường ảnh hưởng, cảm ứng và tác động. Mà từ trường của trái đất lại chịu sự ảnh hưởng của cả Hệ Mặt Trời. Mặt Trời, Mặt Trăng, và các hệ sao khác luôn luôn di chuyển, do đó sự cảm ứng và tác động điện từ vào con người ta cũng luôn luôn thay đổi theo từng ngày, từng giờ, từng phút. Làm cho con người ta lúc khỏe lúc yếu, lúc tốt lúc xấu.
Kỳ Môn Ðộn Giáp là môn khoa học cho ta biết được thời điểm nào, phương vị nào sự ảnh hưởng của điện từ trường đó sẽ có lợi cho ta và phương vị nào sẽ bất lợi cho ta, rồi ta có thể dựa vào đó cải thiện vận mệnh của ta cho từng thời điểm.
Kỳ Môn Ðộn Giáp là một môn cổ học tinh hoa của người Trung Hoa được phát minh vào khoảng 5 ngàn năm trước đây. Từ thời Hoàng Ðế lập quốc đã được sử dụng trong trận chiến với Si Vưu. Sau này, được các Thánh hiền khác như Thái Công, Lã Vọng, Trương Lương, Gia Cát Lượng Khổng Minh, Lưu Bá Ôn, . phát triển và hoàn chỉnh thêm. Thời xưa, chủ yếu được dùng trong đấu tranh chính trị và quân sự. Hiệnnay, Kỳ Môn Ðộn Giáp đã được áp dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực trong đời sống hàng ngày.
Kỳ Môn Ðộn Giáp nguyên gọi là Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp. Tam Nguyên tức là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên (có nơi còn gọi là Thiên Nguyên, Nhân Nguyên, Ðịa Nguyên dựa trên cơ sở Tam Tài là Thiên Ðịa Nhân rồi tìm ra Thiên Thời Ðịa Lợi Nhân Hòa).
Kỳ là Tam kỳ và Lục Nghi trong 10 Thiên can thì Ất, Bính, Ðinh được gọi là Tam Kỳ, còn Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí được gọi là Lục Nghi. Con giáp được ẩn đọng trong Lục Nghi nên gọi là Ðộn Giáp.
Môn là Bát Môn, tức là tám cửa. Gồm có Hưu Môn, Sinh Môn, Thương Môn, Ðỗ Môn, Cảnh Môn, Kinh Môn, và Khai Môn. Tám cửa này là từ tám phương vị của Bát Quái mà ra. Trong quân sự còn có tên khác là Bát Trận Ðồ mà Gia Cát Khổng Minh đã sử dụng để nhốt Lục TỐn. Tên trong Bát Trận Ðồ là Thiên Môn, Ðịa Môn, Phong Môn, Vân Môn, Long Môn, Hổ Môn, Ðiểu Môn, và Xà Môn. Bát Trận Ðồ này xem thì rất đơn giản, dễ dàng nhưng kỳ thực thì thiên biến vạn hóa, cao siêu thần diệu. Cái kỳ diệu đó có lẽ cũng chỉ có một số nhà quân sự vĩ đại như Gia Cát Khổng Minh, Tôn Tử, Thái Công, Trương Lương, Lưu Bá Ôn mới hiểu hết được cái thần diệu vĩ đại của nó. Ở Việt Nam chỉ có cụ Trạng Trình là thấu hiểu được môn khoa học này. Vậy Bát Môn thực tế là tám loại cảm ứng điện từ của hệ Mặt Trời và Trái Ðất đối với con người ta.
Ngoài ra còn có Cửu Cung Tinh tức là chín cung màu. Là 1 – Trắng, 2 – Ðen, 3 – Biếc, 4 – Lục, 5 – Vàng, 6 – Trắng, 7 – Ðỏ, 8 – Trắng, và 9 – Tím. Là chín loại bức xạ của tuyến Vũ Trụ, chúng xuyên qua lớp khí quyển tới mặt đất và ảnh hưởng đến sinh lý, hành vi của sinh vật trên trái đất.
Cửu Thiên Tinh là 9 ngôi sao gồm có 7 ngôi sao của hệ sao Bắc Ðẩu và 2 ngôi sao phụ. Chúng có tên là Thiên Bồng, Tiên Nhuế, Thiên Xung, Thiên Phụ, Thiên Cầm, Thiên Tâm, Thiên Trụ, Thiên Nhiệm và Thiên Anh. 9 ngôi sao của hệ sao Bắc Ðẩu này có ảnh hưởng tới con người ta trên Trái Ðất đã được biết từ ngàn xưa.
Bát Thần là 8 ông thần có tên Trực Phù, Ðằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trần, Chu Tước, Cửu Ðịa, và Cửu Thiên.
Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng tới trái đất theo năm, tháng, ngày, giờ và thời tiết, gây nên những cảm ứng khác nhau cho vạn vật trên trái đất trong đó có con người chúng ta, hình thành tốt (cát) hay xấu (hung). Sự biến hóa thay đổi đó được thể hiện trên 9 cung của Bàn Ðồ Kỳ Môn Ðộn Giáp như một mạch điện từ, nó thay đổi biến hóa theo sự vận chuyển của trái đất và Thái Dương Hệ theo năm, tháng, ngày, giờ và tiết khí. Vậy Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp chính là một “Phương vị học” được dùng để tuyển cát, tức dùng để chọn một thời điểm một hướng tốt, thời điểm đó và hướng đó ta có thể có được thiên thời, địa lợi, nhân hòa, để htực hiện mục đích riêng của ta, và biến vận xấu thành vận tốt.
Tam Nguyên Kỳ Môn Ðộn Giáp xưa kia được dùng trong đấu tranh chính trị quân sự, sau này mới phát triển và được dùng trong mọi lĩnh vực cả về tướng mệnh học, địa lý bói toán, .
Việc ứng dụng Kỳ Môn Ðộn Giáp trong đời sống hàng ngày.
Như phần trên đã nó, ngoài quân sự và chính trị, Kỳ Môn Ðộn Giáp còn được ứng dụng rất rộng rãi trong các vấn đề đời sống hàng ngày như sự nghiệp, nghiệp vụ, quan trường, thưng mại, tổ chức xí nghiệp, du lịch, kiện tụng, bệnh tật, thi cử, vay mượn, sinh đẻ, mua bán nhà đất, xây cất hay sửa chữa nhà, mở tiệm, tổ hợp kinh doanh, tình yêu, và hôn nhân, di chuyển chỗ ở, dấu ấn, số mệnh học, và chọn ngày giờ tốt ch mọi vấn đề, . (sau này bút giả sẽ dành thì giờ để soạn tiếp các mục).
Riêng về vấn đề chọn ngày giờ tốt và hướng tốt, nếu như ta dựa trên những cuốn lịch để chọn, nhiều lúc không thể phù hợp với vấn đề cụ thể của ta được, vì lịch dựa trên cơ sở bất động để chọn, ví dụ như chọn ngày giờ theo tuổi của ta, nếu xung là xấu nếu hợp là tốt, rồi xem gặp vị thần nào, lành hay dữ thì quyết định là tốt hay xấu. Còn việc chọn ngày giờ theo Kỳ Môn Ðộn Giáp là dựa theo cơ sở động, mà con người ta cũng có thể di chuyển, không phải ngồi yên một chỗ, một khi di chuyển như vậy thì không gian và thời gian cũng thay đổi theo, các vấn đề tốt hay xấu đều thay đổi theo từng giờ từng phút. Do đó, Kỳ Môn Ðộn Giáp có dạy ta là bất kỳ một ngày nào, giờ nào hay hướng nào đều có thể sử dụng được, chủ yếu là phương pháp sử dụng của ta như thế nào để có lợi và tránh được cái bất lợi mà thôi.
Kỳ Môn Ðộn Giáp đầu tiên thời Hoàng Ðế lập thành 1080 cục. Ðến Thái Công rút gọn thành 72 cục. Sau đó Trương Lương rút gọn lại nữa thành 18 cục cơ bản, gồm có 9 cục dương và 9 cục âm. Nếu ta sử dụng hết 1080 cục kết hợp với sự biến hóa của Bát Môn, Cửu Thiên Tinh, Bát Thần, Cửu Cung Tinh và tiết khí thì ta có hàng triệu cách biến hóa. Do sự thiên biến vạn hóa như vậy đã đưa tới sự bách chiến bách thắng của Thái Công, Trương Lương, Gia Cát Khổng Minh, Lưu Bá Ôn lưu danh muôn đời.
Cái khó của Kỳ Môn Ðộn Giáp là ở chỗ thiếp lập các đồ bàn sao cho chính xác. Một khi đã lập xong các đồ bàn thì việc xét đoán lại rất dễ. Nhằm vào cái khó khăn đó, bút giả dã dày công nghiên cứu và đã lập thành các bảng biểu để tra, và tính sẵn thành lịch Ðộn Giáp để độc giả dễ bề sử dụng được nhanh chóng. Cần nói thêm là lịch Ðộn Giáp ở đây bút giả đã chuyển đổi theo lịch Thiên Nhiên và sử dụng Dương Lịch để độc giả tiên việc tra cứu.
Khi lập bàn đồ Ðộn Giáp, độc giả chỉ cần chuẩn bị như sau:
_ 1 tấm bản đồ
_ 1 cái la bàn
_ 1 cuốn lịch Ðộn Giáp